Bảng tổng hợp của tất cả các loại thảo dược


STT CÂY THẢO DƯỢC HÌNH ẢNH MÔ TẢ NGẮN
1 An xoa An xoa là một loại thảo dược không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, được xem như một vị thuốc Đông y đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng.
2 Atiso Hoa Atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
3 Bạc hà Bạc hà có vị cay, tính mát dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo. Bộ phận làm thuốc là cành lá của cây Bạc hà thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây bạc hà mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta....
4 Bắp cải Nước luộc bắp cải rất tốt cho gân cốt, khớp xương trị vết thương, hãy rửa kỹ bằng nước ấm rồi mỗi ngày 2 lần lấy lá bắp cải rửa sạch giã nát đắp lên chỗ đau.
5 Bí ngô Theo Y học cổ truyền bí ngô hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, tiểu đường, giúp chữa ho mạn tính, ho phế quản, chữa huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan, tẩy giun.
6 Bồ công anh Bồ công anh hay còn gọi là Diếp dại, Diếp trời. Có công dụng thanh chữa được nhiều bệnh như đường hô hấp, tiểu đường, viêm gan, tim mạch,...
7 Bồ kết Bồ kết từ thuở xa xưa đã gắn bó thân thiết với đời sống người dân Việt Nam chúng ta. Chúng được ông bà ta sử dụng hằng ngày với nhiều tác dụng tích cực cho tóc và được Đông y sử dụng để đem tới nhiều bài thuốc hay cho sức khỏe.
8 Cà gai leo Việc sử dụng cà gai leo đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe ngày nay đã được rất nhiều người biết đến. Đây không chỉ là những công dụng được đồn thổi và lưu truyền trong dân gian mà nó còn được nhiều nghiên cứu khoa học ...
9 Cam thảo Cam thảo ở nước ta được chia làm 2 loại là cam thảo nam và cam thảo bắc, dùng trong điều trị các triệu chứng mãn kinh, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư viêm loét, ho, bồi bổ cơ thể, lợi máu, giải độc, bảo vệ tim, làm đẹp d...
10 Cao bạch quả Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong Y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết ...
11 Cây bạch chỉ Cây bạch chỉ được trồng ở khắp nơi. Thu hoạch vào mùa thu khi lá úa vàng, người ta đào lấy rễ cắt bỏ thân và rễ con, chỉ lấy rễ củ đem về sấy khô để dùng. Bạch chỉ có vị cay, tính bình.
12 Cây Bạch Đồng Nữ Cây bạch đồng nữ hay còn gọi là mò trắng. Ở nước ta trên thực tế có 2 loài được gọi là bạch đồng nữ; đó là cây mò mâm xôi hay còn gọi là cây mận trắng và cây mò trắng cùng họ cỏ roi ngựa. Sau đây Shopthaoduoc xin giới thiệu một s...
13 Cây Bạch hoa xà thiệt thảo Bạch hoa xà thiệt thảo được biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh như chữa rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp, chống viêm, thanh nhiệt giải độc, tán ử, chống u, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm đường tiết n...
14 Cây bạch truật Bạch truật là vị thuốc hỗ trợ loãng xương thể thận dương hư. Theo y học cổ truyền, “thận chủ cốt”, tỳ vị là nguồn cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể.
15 Cây chó đẻ Cây chó đẻ mọc hoang ở khắp nơi, toàn thân cây chó đẻ đều có thể dùng làm thuốc. Cây chó đẻ có thể dùng tươi hoặc khô, thường thu hái vào mùa hè thu và có vị đắng, tính lạnh.
16 Cây cỏ sữa Cỏ sữa có vị đắng và chua, có công dụng chống lão hoá, giúp dưỡng ẩm da, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, chữa ho, các vấn đề về tiêu hoá, tốt cho phụ nữ sau sinh.
17 Cây cỏ xước Cây cỏ xước có vị đắng, chua và chát. Có công dụng chữa đau nhức xương khớp, giúp mát gan, bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi thận phù thủng, hỗ trợ chữa mỡ máu cao, rối loạn tiền đình.
18 Cây cối xay Cối xay là một loại thảo dược từ lâu đã được nhiều người biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh về ù tai.
19 Cây cơm rượu Được biết đến với công dụng chữa trị tiểu đường hiệu quả, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đau nhức xương khớp, lở loét, giải cảm, kích thích ăn ngon miệng, tốt cho hệ tiêu hoá.
20 Cây dành dành Hay còn gọi là chi tử, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa sốt cao, người bồn chồn khó ngủ, vàng da, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam. Nôn ra máu, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
21 Cây điền thất Cây điền thất còn có tên gọi khác là cây cốt khí, hổ trượng căn,... Bộ phận dùng làm thuốc là củ, rễ. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con để riêng, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
22 Cây đinh lăng Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, ... Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc. Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 – 5 tuổi trở lên.
23 Cây đơn lá đỏ Đơn lá đỏ còn gọi là đơn mặt trời, cũng là một cây vừa làm cảnh vừa làm thuốc. Thu hái lá vào lúc cây sắp ra hoa, phơi khô. Trước khi dùng, nên sao vàng.
24 Cây dừa cạn Còn có tên gọi khác là bông dừa hay hoa hải đằng. Có tác dụng ức chế sự phát triền của tế bào ung thư, tốt cho người tiểu đường, hỗ trợ chữa chứng mất ngủ, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị rong kinh.
25 Cây é Cây é còn có gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông..., có tên khoa học là Ocimum basilicum, là một loài cây nhỏ, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5 - 1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa.
26 Cây gai mắc cỡ Còn có tên gọi khác như cỏ ngươi, cỏ thẹn, trinh nữ. Có công dụng chữa đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, ổn định huyết áp, khó ngủ, chướng bụng, khó tiêu.
27 Cây hoàn ngọc Cây hoàn ngọc giúp chữa bệnh tiểu đường, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triền của tế bào ung thư, hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp chữa lỡ loét hiệu quả.
28 Cây khôi nhung Khôi nhung hay còn gọi là khôi tía, cây đơn tướng quân. Có công dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng, hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, điều trị viêm phế quản và viêm họng, chữa phát ban do phon...
29 Cây lô hội - nha đam Cây Lô hội - Nha đam thường mọc ở miền Nam Trung Bộ, có nơi trồng để làm cảnh. Người ta thường dùng nhựa tươi của cây lô hội để làm thuốc bôi. Cây lô hội được dùng trong Đông y và Tây y. Cây lô hội có vị đắng, tính rất lạnh.
30 Cây lược vàng Hay còn gọi là địa lan, có công dụng chữa viêm loét dạ dày, chữa ho hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh gan, viêm họng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh gout, vảy nến, mụn nhọt.
31 Cây râu mèo Hay còn gọi là cây bông bạc, có công dụng thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chữa viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm gan.
32 Cây sả Sả có công dụng phát hãn, lợi tiểu, hạ khí, tiêu đờm. Chữa cảm sốt, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, nôn mửa, ho nhiều đờm.
33 Cây sen Sen là loài hoa mọc hoang và được trồng ở khắp nơi bởi vẻ đẹp đặc trưng của nó. Các bộ phận của cây sen như: hạt, tâm sen, tua nhị sen, gương sen (đài hoa), lá sen, củ sen (thân rễ) dùng làm thuốc, thường được phơi khô để dùng.
34 Cây sung Cây sung mọc hoang và được trồng khắp nơi. Lá, nhựa, vỏ cây dùng làm thuốc. Thường dùng tươi. Lá phơi trong mát để dành dùng. Vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có các công dụng như: lợi tiểu, tiêu đàm, sát trùng, tiêu thũng, nhức đầu,...
35 Cây xương khỉ Còn gọi là cây bìm bịp có tác dụng kháng viêm, chống lão hoá, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ cầm máu, điều trị viêm dạ dày, viêm họng, hạ đường huyết, hạ cholesterol. Hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi mật, ...
36 Chè dây Là loài dây leo có vị ngọt, tính mát. Có công dụng rất tốt trong chữa trị về dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, giúp giải độc gan, mát gan, dễ ngủ.
37 Chè vằng Chè vằng được chia làm 2 loại là chè vằng trâu và chè vằng sẻ, loại được dùng chữa bệnh là chè vằng sẻ, công dụng giúp chữa cao huyết áp, bệnh tim mạch, thanh nhiệt giải độc cơ thể, giúp giảm cân. Tốt cho phụ nữ sau sinh giúp lợi...
38 Chìa vôi Cành (dây), lá và củ của chìa vôi đều có thể sử dụng làm thuốc. Dây lá thường cắt ngắn, sao cho nóng, phơi khô, khi dùng thường ngâm nước vo gạo hoặc tấm rượu sao. Củ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào Thu Đông; đào về, thư...
39 Chuối hột rừng Nhắc đến chuối hột rừng, khó có ai mà chưa từng nghe qua cái tên của nó hoặc không biết đến một vài công dụng điều trị bệnh của nó. Có lẽ vì Chuối hột rừng là món đồ ngâm rượu phổ thông nhất mà những ông bố luôn muốn sở hữu đầu t...
40 Cỏ mần trầu Hay còn gọi là ngưu cân thảo, có công dụng ổn định huyết áp hiệu quả, giúp giải độc gan, mát gan, thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng gan, hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch.
41 Cỏ máu Cỏ máu đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe như giúp mát gan, giải độc, hạ men gan, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, chữa đau dạ dày, trị đau lưng, mỏi gối, giúp tăng lượng sữa trong cơ thể, giúp các mẹ bỉm sữa có nhiều sữa ...
42 Cỏ mực Hay còn gọi là Cỏ nhọ nồi, có tác dụng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
43 Cỏ ngọt Cỏ ngọt dạng thân thảo màu xanh đậm, lá cây có hình răng cưa. Có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, chữa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, giúp bài tiết, lợi tiểu, đẹp da,...
44 Củ ba kích Ba kích còn có tên là dây ruột già, chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), ba kích thiên (Trung Quốc). Tên khoa học Morinda officinalis stow, họ cà phê (RUBIACEAE), là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhi...
45 Củ cải trắng Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng giúp chữa lở loét trong miệng, ho ra máu, hen suyễn, nhiều đờm, khản tiếng.
46 Củ gừng (Sinh khương) Gừng hay còn gọi là Sinh khương là thân rễ tươi của cây Gừng. Tuỳ theo dạng bào chế mà có tên khác nhau như sinh khương, bào khương, can khương, thán khương, ổi khương...
47 Củ hành tăm Củ hành tăm còn gọi là củ nén hoặc hành trắng, có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm. Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, bí tiểu tiện, côn trùng cắn, ngộ độc chì.
48 Củ hành tây Theo Y học cổ truyền củ hành tây hỗ trợ điều trị bệnh nghẹt mủi, giải cảm, huyết áp cao, trị nghẹt mũi, mất ngủ.
49 Củ nghệ Curcumin là hoạt chất dược lý chính trong củ nghệ. Nó có thể điều trị một loạt các chứng bệnh gồm viêm mãn tính, đau, hội chứng chuyển hóa và lo lắng. Ngoài ra còn có hiệu quả trong việc giảm đau viêm khớp giống tác dụng của một ...
50 Củ riềng Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền để làm thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đầy hơi, các chứng đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy.
51 Củ tỏi Trong tỏi chứa các chất khử trùng tự nhiên, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ăn tỏi thường xuyên giúp tránh ho và cảm lạnh. Nó cũng có tác dụng chống viêm xoang. Tỏi còn được biết có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa một số l...
52 Đại táo Hay còn gọi là táo tàu, táo đen, táo đỏ, có công dụng chữa suy nhược cơ thể, giúp điều hoà khí huyết, nhuận phế, trị ho, đau họng, điều trị thiếu máu, kén ăn, lở loét da, hỗ trợ chữa táo bón, khó ngủ.
53 Đậu đen Đậu đen là cây thân thảo, mọc hàng năm, lá kép gồm 3 lá chét, hoa màu tím nhạt, quả dài tròn chứa 7 – 10 hạt màu đen, nhân trắng hoặc xanh.
54 Dâu tây Dâu tây chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Vào khoảng thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ, quả dâu được bày bán rộng rãi. Quả dâu thường dùng để ăn sống, ngâm với đường kính chế biến nước giải k...
55 Đậu xanh Đậu xanh là thực phẩm có rất nhiều công dụng, mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu xanh và vỏ hạt có thể dùng làm thuốc. Cây đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, không độc.
56 Dây thìa canh Dây thìa canh là một loại thảo dược dân dã nhưng có công hiệu rất tốt trong hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường. Thành phần chủ yếu trong Dây Thìa Canh có hoạt tính sinh học mạnh nhất là GS4. Gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một ho...
57 Đông trùng hạ thảo Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể trạng, chống lão hoá, phòng tránh ung thư, tốt cho đường huyết, tịm mạch, huyết áp, kháng viêm hiệu quả
58 Gạo nếp Gạo nếp thổi xôi là thức ăn - vị thuốc cần thiết cho người yếu dạ, nhất là người bị đau loét dạ dày không ăn được cơm tẻ. Xôi nếp giã nát là chất phụ gia cùng với nhiều vị thuốc khác dùng đắp bó gãy xương rất tốt.
59 Giảo cổ lam Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược đem lại nhiều tác dụng cho đời sống con người, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh ung thư, u bướu. Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan, tiêu biểu như gan nhiễm mỡ, ung ...
60 Hạ khô thảo Hạ khô thảo có vị đắng, cay. Bộ phận làm thuốc là toàn cây trên mặt đất (bỏ rễ) hoặc cành mang hoa và quả phơi khô của cây hạ khô thảo, công dụng giúp kháng khuẩn, hạ huyết áp, chữa đau đầu, viêm họng.
61 Hà thủ ô Hà thủ ô có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Có tác dụng làm đen tóc, giúp bổ máu, trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau mỏi toàn thân, chữa cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, hạ cholesterol.
62 Hành lá Hành lá là gia vị và cũng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Cơ sở tác dụng trị cảm ho của hành lá là do trong hành lá có chứa tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu có chất kháng sinh alixin C6H10OS2.
63 Hạt chùm ngây Từ xa xưa, hạt chùm ngây đã được biết đến là một loại thảo dược, dược liệu đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên lại ít người nắm rõ được những công dụng chính cũng như cách sử dụng của nó.
64 Hạt chuối cô đơn Chuối là một cái tên khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam ta. Chuối có ở mọi nơi, là loại trái cây được ưa chuộng của nhiều người và cũng là món ăn rất phổ biến.
65 Hạt đình lịch Ngày nay, hạt đình lịch ngày càng được nhiều người biết đến hơn nhờ công dụng trong việc chăm sóc da, làm đẹp cho chị em phụ nữ.
66 Hạt đười ươi Hạt đười ươi bay từ lâu đã được mọi người biết đến như một loại thảo dược dễ sử dụng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có nhiều cách để sử dụng hạt đười ươi khác nhau.
67 Hạt mùi Hạt mùi tròn, nhỏ, có màu nâu vàng và có hương vị rất lạ. Trong thành phần của rau mùi có rất nhiều chất có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ đặc biệt có thể kể đến đó là tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong hạt mùi có thể chiếm từ 0,...
68 Hẹ Theo Y học cổ truyền, Hẹ giúp hạ huyết áp và cholesterol, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lại các vấn đề về da, ngăn chặn các vấn đề trong thai kì.
69 Hoa chuối Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thông kinh lạc, nhuyễn kiên. Do đó, từ lâu hoa chuối đã góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày.
70 Hoa cúc Hoa cúc được trồng ở nhiều vùng trong nước để làm cảnh, lấy hoa làm thuốc hay ướp trà. Thu hoạch hoa bắt đầu tháng 9 hay tháng 10, đem về phơi hoặc sấy khô. Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính nóng.
71 Hoa đu đủ đực Từ lâu, hoa đu đủ đực đã không còn xa lạ với các vùng quê Việt Nam. Hoa đu đủ đực được thu hái từ cây đu đủ đực. Loài hoa này mang trong mình rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, chính vì thể mà ngày càng được ưa chuộng sử dụng.
72 Hoa gạo Nếu bạn bị sưng nề do chấn thương thì hãy nhớ đến bài thuốc sau đây: lấy vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Có thể dùng vỏ thân cây gạo 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã n...
73 Hoa Hòe Cây Hoa Hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Tên khoa học: Sophora japonica L. thuộc họ cành bướm. hoa có màu trắng vàng, nở thành từng chùm, rất đẹp mắt.
74 Hoa hồi Hoa hồi từ lâu đã là một loại thảo dược, một loại nguyên liệu chế biến món ăn không còn xa lạ đối với đời sống chúng ta. Chúng còn được gọi bằng cái tên khác là Đại Hồi và có tên khoa học là IIlicium verum Hook.
75 Hoa Ngọc Lan Cây ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chôi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 - 15 cánh, có mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm...
76 Hoa nhài Hoa nhài có hương thơm đặc trưng, dùng làm trà uống có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Cùng shop thảo dược tìm hiểu về công dụng hoa nhài nhé!
77 Hoa thiên lý Theo Y học cổ truyền, hoa thiền lý giúp phòng ngừa rôm sảy ngày hè, trị giun kim, lòi dom, sa dạ con, giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt. Ngoài ra còn giúp thư giản dễ ngủ, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu rắt, cặn trắng.
78 Hoắc hương Hoắc hương mùi thơm nồng, vị đắng, có công dụng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau mình mẩy, sổ mũi, đau bụng tiêu chảy, ăn uống không tiêu vào mùa hè. Dùng chiết xuất tinh dầu hoặc bào chế thuốc.
79 Húng chanh Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc của nhân dân ta, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, vò trong tay thấy tỏa ra một mùi thơm dễ chịu, thoáng mát như mùi chanh.
80 Hương nhu tía Hay còn gọi là É tía, cây có mùi thơm dễ chịu nên dùng làm tinh dầu là chủ yếu. Có công dụng bảo vệ gan, chống viêm, chữa sốt cao, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng.
81 Huyết dụ Hay còn gọi là long huyết, huyết dụ lá đỏ. Có công dụng kháng viêm, chống oxi hóa, giúp giảm đau, cầm máu, chữa rong huyết, băng huyết, đái ra máu, sốt xuất huyết.
82 Ích mẫu Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau bụng kinh, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết, phụ nữ sau đẻ huyết hôi không ra hết. Có tác dụng hạ huyết áp
83 Ké đầu ngựa Hay còn gọi là thương nhĩ, có vị cay, tính ấm. Công dụng giúp tiêu độc, sát trùng, tán phong thông khiếu, trừ thấp. Chữa phong hàn, đau đầu, chân tay co rút, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, mẩ...
84 Khổ qua rừng Khổ qua từ lâu đã là một loại thực phẩm, thảo dược quen thuộc đối với người dân Việt Nam ta. Khổ qua góp mặt trong các bữa ăn thường ngày, góp mặt trong những thang thuốc Đông y được nhiều người sử dụng.
85 Kim tiền thảo Kim tiền thảo giúp trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi thận, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt (Trung Dược Học). Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, liều dùng từ 20 - 40g
86 Kinh giới Kinh giới có khi bộ phận hoa dùng riêng gọi là Kinh giới tuệ. Có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm giản cơ trơn khí quản của chuột thực nghiệm, có tác dụng chống dị ứng, có tác dụng cầm máu.
87 Kỷ tử Hay còn gọi là câu kỷ tử, có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư, chống oxy hóa, giúp da khoẻ mạnh, tốt cho mắt, ổn định lượng đường trong máu, giải độc gan hiệu quả.
88 Lá đắng Hay còn lọi là lá cơm kìa, lá có vị đắng và được người dân sử dụng như một món ăn vị thuốc quý với công dụng chính là điều trị bệnh đường ruột, bệnh về chức năng gan, mát gan, lợi mật, điều trị mụn, tốt cho người tiểu đường.
89 Lá dâu tầm Hay còn gọi là Tang diệp, có công dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, giúp thanh nhiệt, chữa viêm họng, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, đậu lào, phát ban, mất ngủ.
90 Lá dung Trong chè dung có chứa Tanin, hợp chất Plavonozit và một số loại hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác. Chính vì thế mà việc sử dụng chè dung có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
91 Lá giang Theo Y học cổ truyền, Lá giang chữa viêm đường tiết niệu, chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy, chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương, chữa viêm bàng quang.
92 Lá lốt Lá lốt mọc hoang và cũng được trồng ở khắp nơi, nhất là ở miền Bắc. Lá lốp được thu hái quanh năm. Thường dùng lá tươi, rễ nên lấy vào tháng 8 và 9 trong năm. Thân, hoa, rễ dùng làm thuốc. Lá lớp có vị cay, mùi thơm, tính rất ấm.
93 Lá mơ Lá mơ vị đắng tính mát, thanh nhiệt, sát trùng. Dân gian thường gọi lá mơ là ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái); mao hồ lô là cây “thối địt” do loại cây này có mùi khó ngửi, hay còn gọi là rau “dấm chó”.
94 Lá neem Lá neem giúp làm đẹp, chữa trị mụn, làm kem đánh răng. Chữa các bệnh về da vì có tính sát khuẩn và hồi phục rất cao, giảm ho, đau họng, hạ sốt, giải cảm. Xua đuổi và diệt muỗi, côn trùng gây bệnh truyền nhiễm.
95 Lá tía tô Theo Y học cổ truyền, lá tía tô giúp chữa cảm mạo, chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở.
96 Lá vối Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt, được mệnh danh như thần dược cho bệnh hệ tiêu hóa. Trong vối có vị chat, tính mát, thanh nhiệt tốt lại sát khuẩn.
97 Lá xoài non Công dụng chữa tiểu đường của lá xoài non xuất phát từ chất anthsyanhdin. Đây là chất có tác dụng hạ đường huyết cực hiệu quả, đồng thời phong trừ rất tốt những biến chứng ở mạch máu và mắt do bệnh tiểu đường.
98 Lạc tiên Trong đông dược và tân dược sử dụng cây Lạc Tiên để làm thuốc, bào chế dược liệu. Lạc tiên là một loại cây dân giã, thường mọc hoang, người ta có thể tìm thấy chúng ở bất cứ đâu, thậm chí ven đường.
99 Mã đề Hay còn gọi là xa tiền, có công dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, đau dạ dầy, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi tiết niệu, phù thũng, chảy máu cam. Dùng ngoài lá mã đề có tác dụng làm mụn nhọ...
100 Măng tre Theo y học cổ truyền, măng có vị ngọt, mát, hơi đắng, có tác dụng giải nhiệt, mát gan, tiêu đờm, chống táo bón.