Hướng dẫn cách dùng Atiso hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, đau gan, lợi tiểu

1. Giới thiệu hoa Atiso:

Hoa Atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).

> Công dụng tuyệt vời từ hoa atiso đỏ ( hoa bụt giấm ) – Phân biệt atiso đỏ và atiso Đà Lạt
> Top 10 loại cây, hoa dễ trồng trong nhà có tác dụng đuổi muỗi, phòng virus Zika

Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15g protein, 0,1-0,3g lipid, 11-15g glucid (chủ yếu là inulase) và 82g nước.

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A, B1, B2, C, cung cấp 50 - 75 calori.

2. Công dụng của hoa Atiso:

Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá. Atisô được dùng trị bệnh ở châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khỏe hay yếu, tiêu hóa tốt hay không.

Vì vậy, trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng chữa bệnh gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên, nếu bạn không thích uống trà thì có thể dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)