Sưu tầm 2 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ lá tía tô lưu truyền trong dân gian
Lá tía tô chữa cảm mạo:
Xông: Tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
> Rễ tranh có công dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh từ rễ tranh
> Thực hư công dụng chữa tiểu đường, sỏi thận, táo bón từ chuối hột rừng?
Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín sau khi mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi vững trong chăn. Rất thận trọng với người già gầy yếu và trẻ em.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ, ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Lá tía tô chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở
Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa an toàn.
Do ngoại cảm phong hàn: Có viêm đường hô hấp dùng bài Tam tử dưỡng thân thang: tố tử (hạt tía tô) 6 - 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 8 - 12g, bạch giới (hạt cải bẹ trắng) 6 - 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn suyễn.
Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt tía tô 100g, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.
Ho tuổi già ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang "Tam tử phụng mẫu" gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8g và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.
Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)