Bật mí 3 bài thuốc trị mụn nhọt, ho, hen từ măng Tre ít người biết tới

Lũy tre xa mờ gợi cho ta tình cảm quê hương mặn nồng. Ở đó có gia đình, có họ hàng, làng xóm. Ở đó có giếng nước, mái đình, cây đa, những cô thôn nữ dịu dàng. Ở đó tiếng chuông chùa ngân nga khi hoàng hôn buông xuống, có tiếng sáo diều vi vu lơ lửng từng không… ở đó để lại cho ta một kỷ niệm tuổi thơ theo ta đi suốt cuộc đời.

> Hướng dẫn cách dùng bắp cải hỗ trợ điều trị bệnh sưng khớp, phong thấp
> Sưu tầm 5 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ cây đinh lăng lưu truyền trong dân gian

Theo y học cổ truyền, măng có vị ngọt, mát, hơi đắng, có tác dụng giải nhiệt, mát gan, tiêu đờm, chống táo bón.

Trị mụn nhọt, đầu đinh:

Tìm măng mới nhú khỏi mặt đất rồi hái khoảng 20g trộn với 10g Bồ công anh, 5g Gừng. Cho cả vào nồi, đổ hai bát nước sắc lấy 1 bát, cho uống ngày 2 lần (mỗi lần nửa bát).

Thuốc chữa ho:

Lấy 20g măng tre, 20g chua me đất, 10g Rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng), 8g gừng. Tất cả cho vào cối giã nát, thêm thìa đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống.

Chữa hen:

Măng tre 40g, ốc sên 2 con (ốc sên loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng không có vảy). Đem đập vỏ, bỏ ruột, bỏ dạ dày, thực quản, chỉ lấy phần thịt, sát với nước phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, thái nhỏ rồi cho vào nồi canh đun lấy nước đặc. Còn măng tre thì giã nát, ép lấy nước. Hoà nước măng vào nước ốc sên cho uống. Dùng cho đến khi bệnh khỏi.

Phụ nữ bị sa tử cung:

Lấy rễ tre (rửa sạch) chặt khúc cho vào nồi sắc đặc, gạn lấy nước ngâm khi còn nóng ấm.

Trẻ bị sốt về đêm, nói mê:

Lấy nước măng tre non hoà thêm ít nước gừng, cho uống 2 lần về đêm, mỗi lần nửa chén.


Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)