Bảng tổng hợp của tất cả các loại thảo dược


STT CÂY THẢO DƯỢC HÌNH ẢNH MÔ TẢ NGẮN
101 Mật nhân Còn gọi là cây bách bệnh, giúp tăng cường sinh lý, điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, chữa ghẻ lở, chàm, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau mỏi xương khớp, tẩy giun, diệt kí sinh trùng.
102 Mật ong Mật ong một cái tên quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam. Đây là loại chất ngọt do ong mật hút được từ các loại hoa, và được xem như là một loại chất ngọt tự nhiên, lành tính và đem lại nhiều tác dụng cho cuộc sống.
103 Mộc tặc Mộc tặc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Có công dụng lợi tiểu, chữa cảm sốt, đau họng, phong thấp, tốt cho mật.
104 Nấm ngọc cẩu Nấm ngọc cẩu dùng ngâm rượu giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị yếu sinh lý, có tác dụng kháng viêm, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.
105 Ngải cứu Ngải cứu là loại thảo dược quen thuộc, giúp trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, trị mụn ghẻ,... Nó cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai như giúp giảm đau thắt khi mang thai.
106 Ngũ gia bì Có vị đắng, chát, mùi thơm, có công dụng giải cảm, chữa sốt, trừ phong tê thấp, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, thông tiểu tiện.
107 Ngưu bàng tử Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn. Là quả chín phơi hay sấy khô của cây Ngưu bàng, thuộc họ Cúc Asteraceae (compositae). Còn có nhiều tên gọi như Đại dao tử, Hắc phong tử, Á thực, thử niêm tử. Có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt...
108 Nhân sâm Nhân sâm giúp chống viêm, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của não cũng như tăng năng lượng. Ngoài ra còn bảo vệ thần kinh, chống ung thư, chống tiểu đường và các đặc tính hỗ trợ miễn dịch.
109 Nhân trần Dùng làm trà giúp thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. Chữa viêm gan, viêm gan virus, viêm túi mật, vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông, phụ nữ sau đẻ kém ăn.
110 Nhuỵ hoa nghệ tây Còn được gọi là Saffron, nhuỵ hoa có màu đỏ như sợi chỉ. Công dụng giúp cải thiện vẻ đẹp, cải thiện trí nhớ, chống trầm cảm, hỗ trợ giảm đau giai đoạn hành kinh, ngừa các bệnh về tim mạch.
111 Nụ đinh hương Là một loại gia vị nấu ăn có mùi thơm nồng nàn, đinh hương được sử dụng trong việc chế biến món ăn để kích thích vị giác người dùng. Ngoài ra, với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đinh hương cũng được dùng như một thực phẩm bổ trợ ...
112 Nụ tam thất Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.
113 Nụ vối Nụ vối là hoa của cây vối, từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc với nhiều gia đình, nhất là đồng bào miền Bắc nước ta. Nụ vối hãm trà uống hằng ngày có thể thay thế trà xanh, giúp ngon miệng hơn trong bữa cơm hằng ngày.
114 Quả dứa gai Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả dứa to khi chín màu vàng.
115 Quả khế Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả khế đều có thể làm thuốc. Quả thu hái vào tháng 11, 12 cắt mỏng, phơi khô. Thân, lá, cành thu hái quanh năm, phơi khô, trước khi dùng nên sao vàng. Lá có thể dùng tươi hay khô. Cây có vị ngọt, vị chua...
116 Quả la hán Trong quả la hán có chứa nhiều loại hoạt chất có lợi như: sắt, mangan, vitamin C, đường, kẽm, niken, ...Đây đều là những loại hoạt chất có lợi cho sức khỏe, chính vì thế mà việc sử dụng quả la hán cũng đem lại nhiều tác dụng nhất...
117 Rau bợ Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, thuỷ tần, mọc hoang ở khắp nơi, chỗ ẩm thấp như bờ ao, đầm, ruộng trũng. Toàn thân dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Rau bợ có vị ngọt, tính hàn và không độc.
118 Rau dừa Cây rau dừa nước mọc hoang ở nhiều nơi ao đầm, bờ ruộng. Thu hái quanh năm, đem về phơi hay sấy khô làm thuốc. Rau dừa nước vị hơi ngọt, tính mát.
119 Rau má Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương...
120 Râu ngô Dùng nước râu ngô giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông, chữa viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, chữa bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Nó sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, p...
121 Rau nhút Theo Y học cổ truyền, rau nhút giúp chữa cảm sốt cao, khó ngủ, mất ngủ khi bị sốt rất hiệu quả.
122 Rễ tranh Cỏ tranh là một loại cỏ có sức sống mạnh mẽ, thích hợp sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu khắc nhiệt. Chính vì vậy cỏ tranh mang trong mình sức sống mạnh mẽ, đặc biệt rễ của cỏ tranh (rễ tranh) dùng làm dược liệu, nguyên l...
123 Sài đất Sài đất thuộc họ thân thảo, thường bò trên mặt đất có thể dùng làm rau ăn sống. Công dụng giúp trị mụn, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chữa rôm sảy ở trẻ em
124 Sắn dây Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (người Thái), khau cát (người Tày), là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m.
125 Sim rừng Phơi khô và ngâm rượu sim với nhiều công dụng giúp ngủ ngon, tốt cho hệ tiêu hóa, chống oxy hóa, hỗ trợ lưu thông máu, tốt cho gân cốt.
126 Sinh địa hoàng Có vị ngọt đắng, tính hàng. Có công dụng chống viêm, hạ đường huyết, cường tim, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm. Ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận.
127 Su hào Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thỏ, calci, phospho, sắt, vitamin C, axit ...
128 Tầm gửi Là loại cây sống ký sinh trên các loại cây khác, có công dụng chữa đau nhức xương khớp, chữa cảm sốt, đau dạ dày, ho khan, sỏi thận, táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
129 Táo mèo Đối với những người dân miền núi phía Bắc, táo mèo đã là một cái tên quen thuộc đối với họ bởi đây là loại quả nổi tiếng tại nơi đây, thường được sử dụng để ngâm rượu, đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.
130 Thảo quyết minh Thảo quyết minh dùng nấu nước uống thay trà có vị mặn, công dụng hạ huyết áp, an thần, kháng khuẩn, kháng nấm, hạ lipid máu, kiểm soát nồng độ lipid trong máu.
131 Tích dương Theo kinh nghiệm dân gian, tích dương là một vị thuốc bổ dương, thường thấy trong các thang thuốc giúp tăng cường sinh lý cho nam giới, bồi bổ, tăng cường sinh lý, điều trị liệt dương, yếu sinh lý, hỗ trợ điều trị vô sinh.
132 Tim sen Tim sen là phần mầm của hạt sen, là nơi chứa mọi tinh túy của cây sen, nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể rước họa vào thân. Tim sen có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ, hạ khí huyết và cầm máu.
133 Trà xanh Trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh, được sử dụng làm sạch vết thương hở. Giúp chống đái tháo đường, chống oxi hoá, tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
134 Trắc bách diệp Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng. Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc...
135 Trái chanh Cây chanh được trồng khắp nơi, thu hoạch quanh năm. Rễ, lá, vỏ cành, quả dùng làm thuốc. Rễ và vỏ cành thường dùng tươi. Lá có thể dùng tươi hay phơi khô. Quả dùng tươi nếu muốn để lâu có thể phơi, muối, hay ngâm đường. Vị chua, ...
136 Trái nhàu Cây nhàu khá phổ biến ở Việt Nam. Các bộ phận của cây nếu dùng đúng cách thì tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp
137 Trái quýt Cây quýt được trồng nhiều ở Việt Nam, quả quýt không những có vị chua ngọt, thanh mát mà còn giúp cung cấp rất nhiều Vitamin C cho cơ thể. Vỏ quýt, lá quýt, nước quả quýt dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.
138 Trần bì Là tên gọi khác từ vỏ quýt và vỏ cam khô. Có mùi thơm, vị cay được dùng để chữa các chứng khó tiêu, hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm phế quản, chữa ho, hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
139 Trinh nữ hoàng cung Trinh nữ hoàng cung có vị đắng chát, công dụng giúp giảm đau, hành huyết tán ứ, ức chế khối u, thanh nhiệt giải độc và thông kinh hoạt lạc.
140 Trúc diệp Trúc diệp có vị ngọt còn gọi là đạm trúc diệp, đạm diệp mạch đông là lá phơi khô của cây đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brongn.) thuộc họ Lúa (Gramineae). Trúc diệp dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương m...
141 Vỏ bưởi Khi mang thai cơ thể bà bầu thường thay đổi, một lượng estrongen trong cơ thể gia tăng, chính lượng estrongen này đã giúp cho tóc mọc nhanh và ít bị rụng. Còn sau khi sinh khoảng 3 tháng thì do lượng hoóc - môn cũng thay đổi khiế...
142 Vỏ quế Quế chính là một loại thảo dược, một loại nguyên liệu đặc biệt để làm gia vị, tạo mùi thơm đặc trưng cho các món ăn, ngoài ra bột quế và vỏ quế còn được sử dụng như một loại dược liệu có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
143 Xạ đen Cây xạ đen một loại thảo dược, dược liệu đóng góp rất nhiều vào ngành Đông y. Đây chính là loại dược liệu nằm trong số những dược liệu có hàm lượng chất kháng ung thư cao nhất thế giới.
144 Xáo tam phân Xáo tam phân có mùi thơm, vị hơi đắng. Tác dụng điều hòa đường huyết,mỡ máu, huyết áp, cải thiện tình trạng mệt mỏi, giúp chống oxy hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan. Gây ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính
145 Xuyên tâm liên Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn. Có công dụng chữa cảm cúm, điều trị cảm sốt, ho , viêm hô hấp, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm họng, viêm Amydal, viêm gan virus, mụn nhọt.