Hướng dẫn cách dùng trái nhàu hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, nhức mỏi

Cây nhàu khá phổ biến ở Việt Nam. Các bộ phận của cây nếu dùng đúng cách thì tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu, lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Sau đây Shopthaoduoc xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế.

> Hướng dẫn cách ngâm rượu quả nhàu - Uống rượu quả nhàu có tác dụng gì?
> Những ai nên và không nên sử dụng trái nhàu - Sử dụng trái nhàu cần lưu ý những gì?

Chữa huyết áp cao:

Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau mỗi đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 - 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định.

Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 0,5 kg) ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày, trong bữa ăn uống 1 ly nhỏ.

Trị chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại:

Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 200g đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ.

Tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể.

Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 - 40g nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu.

Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)