Bật mí 6 tác dụng trị bệnh từ cây khế ít người biết tới
Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả khế đều có thể làm thuốc. Quả thu hái vào tháng 11, 12 cắt mỏng, phơi khô.
Thân, lá, cành thu hái quanh năm, phơi khô, trước khi dùng nên sao vàng. Lá có thể dùng tươi hay khô. Cây có vị ngọt, vị chua, tính bình.
> Sắn dây có công dụng gì? Cùng tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây
> Các bài thuốc từ thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống viêm loét cho cơ thể
Lá khế chữa dị ứng:
20g lá nấu nước uống, 30 - 50g lá nấu nước tắm hoặc dùng lá tươi giã, đắp ngoài.
Quả khế giúp trị ho, đau họng:
Ép 100 - 150gram quả khế tươi lấy nước uống.
Rễ cây khế dùng trị đau khớp, đau đầu mãn tính:
Ngày uống 10 - 15g dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Trị phong, nhiệt, mẩn ngứa, lở loét, ngộ độc do mã tiền, tiêu đàm, lợi tiểu, tiêu viêm, sốt rét, kiết lỵ.
Lá khế giúp chữa mụn nhọt:
Giã lá khế tươi, lấy nước cốt pha nước uống sẽ giúp ngăn ngừa mụn nhọt đáng kể.
Xông nước khế giúp chữa lở loét:
Lá khế cả cành non và hoa 100g - 150g, nấu sôi với 5, 6 lít nước, xông rồi tắm, bã còn lại đắp vào chỗ lở loét.
Ho khan, ho đàm, kiết lỵ dùng hoa khế:
Lấy hoa khế nấu với nước gừng sao để uống, có thể lấy vỏ cây khế thay cho hoa khế.
Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)