Hướng dẫn cách dùng thảo dược hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống viêm loét cho cơ thể

Rau bồ ngót giúp giải nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng, sát trùng, chống bón, tiêu viêm loét:

Bồ ngót mọc hoang ở khắp nơi, thường dùng để nấu canh. Nếu dùng làm thuốc phải lấy cây sống đã 2 năm. Bồ ngót vị ngọt, tính mát, hơi lạnh.

> Top 5 bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh gout hiệu quả tại nhà
> Các loại thảo dược giúp hỗ trợ tiêu hoá, chữa đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu đạt hiệu quả cao

- Chữa tưa lưỡi của trẻ em: Giã nhuyễn lá bồ ngót, bọc vào vải thưa vắt nước cốt, dùng bông thấm nước cốt rơi vào lưỡi và vòm miệng.

- Chữa lở loét: Hai phần lá bồ ngót, một phần vôi đá, giã nát sệt như bùn, đắp vào chỗ lở loét, ngày thay 1 lần.

- Ban sởi, ho sốt: Một nắm bồ ngót, nấu cỡ một tô nước, uống 2, 3 lần trong ngày.

Mướp chữa sốt nóng, ung nhọt, ghẻ lở, trĩ ra máu, băng huyết, phù thũng:

Mướp là loại cây trồng trong vườn. Quả, xơ, rễ, lá, hạt mướp đều có thể làm thuốc. Lá nên hái lúc cây ra hoa. Rễ hái khi cây đã già. Quả, hạt khi chín. Mướp có vị ngọt, tính bình.

- Lấy 2-3 quả nấu với nước tắm cho trẻ em, nấu canh (quả tươi), hãm như uống chè (quả khô).

- Bệnh Zona, ung nhọt, ghẻ lở: Lá mướp vò nát đắp lên chỗ bị đau. Dùng 5g - 10g xơ mướp sắc uống hoặc đốt gần thành than hòa nước uống.

- Bệnh trĩ: Xơ mướp đốt thành than, uống một lần 2gr, ngày 3 lần.

Cà chua chữa kháng khuẩn, chống nấm:

Cà chua được trồng khắp nơi. Quả, đọt và lá được dùng làm thuốc.

- Kháng khuẩn, chống nấm: Chiết xuất lá cà chua khô, lấy chất đó để dùng.

- Mụn nhọt, viêm tấy: Lấy đọt cà giã nát với muối đắp lên và băng lại, ngày thay 2 lần.

Hoặc: Nấu trái cà chua với mỡ hay dầu cho đến khi hết nước, dùng với dạng thuốc mỡ bôi vào mụn nhọt, lở loét.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)