Sưu tầm bài thuốc y học cổ truyền giúp cầm máu từ cây tam thất lưu truyền trong dân gian
Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.
> Bật mí 9 bài thuốc trị bệnh cao huyết áp từ trà dược ít người biết tới
> Hướng dẫn cách dùng rau má hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4 - 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Tại những nơi trồng tam thất, người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.
Mặc dù tam thất được trồng ở Hà Giang và Lào Cai từ lâu nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm. Phần lớn xuất sang Trung Quốc.
Gần đây mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ vị nhân sâm cho nên có tên nhân sâm tam thất hay sâm tam thất.
Ngoài vị tam thất chính kể trên, trong nhân dân ta còn dùng rễ một cây nữa với tên thổ tam thất hay tam thất. Cây này đã được xác định là Gynura segetum (Lour.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc Astercaceae (Compositae). Trồng đồng bằng cũng được.
Thổ tam thất là một loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 6 - 90cm. Rễ và lá đều mềm, có nhiều đám đốm tím. Lá to có những thùy to cắt sâu; thùy hình mác, mép có răng cưa. Mùa thu ra cụm hoa hình đầu. Hoa hình ống màu vàng. Lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu như vị tam thất. Có khi dùng chữa rắn cắn.
Một cây thuộc họ gừng Zingiberaceae loài Stablianthus thorelli Gagnep có thân rễ nhỏ cũng được bán với tên tam thất. Cần chú tránh nhầm lẫn, nhất là mua giá quá đắt một cây trồng rất dễ, ít giá trị. Còn một cây nữa là tam thất Vũ điệp (Panax bipinnatifidus).
Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)