Hướng dẫn cách dùng cây é hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hoá, cảm sốt
Cây é còn có gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông..., có tên khoa học là Ocimum basilicum, là một loài cây nhỏ, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5 - 1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5 - 6cm, rộng 2 - 3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả.
> Kim tiền thảo: Kinh nghiệm dùng Kim tiền thảo trị sạn thận, sạn mật, sạn đường tiểu
> Mẹo chữa ăn không tiêu, nôn mửa, ho mất tiếng từ quả Quýt
Cây é chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa:
Cành lá é phơi khô, cắt nhỏ 10 - 20g, hãm nước uống trong ngày.
Hạt é chữa táo bón:
Hạt é, ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Thêm đường, khuấy đều mà uống.
Lá é chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu:
Lá é để tươi, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu..., mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Lá é chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tư lưỡi:
Lá é tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây. Ngậm nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt:
Tinh dầu é, pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.
Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)