Sưu tầm 3 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ cao bạch quả lưu truyền trong dân gian

Giới thiệu về cao bạch quả:

Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong Y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Điều trị bệnh ở tại trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

> Cây ba kích là gì? Tìm hiểu công dụng chữa ấm thận, tráng dương của ba kích
> Cây Atiso chữa lợi tiểu, đau gan, đau dạ dày

Cao tiêu chuẩn hoá (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỉ lệ dược liệu/cao là 35 - 67/1), chứa 22 - 27% flavon glycosid và 5 - 7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,8 - 3,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6 - 3,2% là bilobalid.

Ngày dùng 120 - 240mg, chia 2 - 3 lần; 40mg cao tương đương 1,4 - 2,7g lá. Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.Tác dụng trên tiền đình và thính giác:

Công dụng điều trị:

Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF):

Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF chuột lang.

Não suy:

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch.

Bệnh tắc động mạch ngoại biên:

Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng 120 - 160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8 tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

Chóng mặt và ù tai:

Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tại trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng 120 - 160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)