Bật mí 5 tác dụng trị bệnh từ lá lốt ít người biết tới

Lá lốt mọc hoang và cũng được trồng ở khắp nơi, nhất là ở miền Bắc. Lá lốt được thu hái quanh năm. Thường dùng lá tươi, rễ nên lấy vào tháng 8 và 9 trong năm. Thân, hoa, rễ dùng làm thuốc. Lá lớp có vị cay, mùi thơm, tính rất ấm.

> Top 5 bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh gout hiệu quả tại nhà
> Bài thuốc từ cây chanh giúp chữa ho, viêm họng, cảm sốt, tẩy giun cực hiệu quả

Lá lốt trị thoái hoá khớp hiệu quả:

Dùng tất cả bộ phận của cây lá lốt, phơi qua 1 nắng sau đó ngâm cùng rượu trắng. Ngâm trong khoảng nữa tháng là có thể sử dụng, lấy rượu thoa đều và xoa bóp sẽ giúp cải thiện tình trạng thoái hoá khớp.

Dùng lá lốt ngâm chân:

Dùng lá lốt ngâm chân sẽ giúp lưu thông khí huyết, làm giãn các mạch máu trong cơ thể. Từ đó giúp máu và các chất dinh dưỡng dễ dàng lưu thông trong cơ thể hơn.

Lá lốt chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối:

Người bệnh có thể dùng cây lá lốt đem sao vàng, hạ thổ. Sau đó cho thêm cỏ xước, sắc nước uống hằng ngày giúp giảm tình trạng bệnh hiệu quả.

Lá lốt chữa thấp khớp, tiêu chảy, đổ mồ hôi tay:

Dùng lá phơi khô (5 - 10gr), hoặc lá tươi (15 - 30g) sắc với nước, ngày uống 2 - 3 lần.

Riêng bệnh đổ mồ hôi tay vừa uống vừa ngâm tay vào nước này.

Lá lốt trị chân tay đau nhức:

Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, tất cả đều dùng tươi, đem sao vàng sắc với nước cho cô lại rồi uống mỗi ngày 3 lần.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)