Sưu tầm 4 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ cây điền thất lưu truyền trong dân gian.

Cây điền thất còn có tên gọi khác là cây cốt khí, hổ trượng căn,... Bộ phận dùng làm thuốc là củ, rễ. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con để riêng, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Cây điền thất chữa đau nhức gân xương khớp, đau gối khi thời tiết thay đổi:

Rễ điền thất 20g, rễ tầm soọng 20g, rễ cỏ xước 20g, lá lốt 20g, cam thảo dây 20g, dây đau xương 20g. Đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 tuần.

> Đậu đen: Tổng hợp những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ hạt đậu đen
> Bài thuốc dùng lá lốp chữa thoái hoá khớp, đau lưng, mỏi gối trong dân gian

Hoặc rễ điền thất 12g, rễ gối hạc 12g, mộc thông 20g, lá họ bìm 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. .

Cây điền thất hỗ trợ điều trị viêm gan A cấp tính:

Rễ điền thất 15g, chút chít 15g, lá móng 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 4 tuần.

Cây điền thất chữa trị táo bón:

Củ điền thất 30g. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Cây điền thất chữa vết thương bầm tím do ngã:

Củ điền thất 20g, lá móng 30g, sắc với 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống hòa thêm 20ml rượu.

Để bài thuốc hiệu quả, nhiều trường hợp có thể phải phối hợp với các vị thuốc khác, vì vậy, khi áp dụng tốt nhất đến cơ sở y tế để được tư vấn và bốc thuốc.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)