Sưu tầm 2 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ nha đam lưu truyền trong dân gian

Cây Lô hội - Nha đam thường mọc ở miền Nam Trung Bộ, có nơi trồng để làm cảnh. Người ta thường dùng nhựa tươi của cây lô hội để làm thuốc bôi. Cây lô hội được dùng trong Đông y và Tây y. Cây lô hội có vị đắng, tính rất lạnh.

> Rau dừa nước là gì? - Top 6 bài thuốc trị bệnh từ rau dừa nước
> Bài thuốc từ cây chó đẻ trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm xoang mà bạn có thể áp dụng tại nhà

Lô hội dùng trị bệnh chàm, bỏng, lở ngứa, thông tiếu, giải nhiệt, táo bón, cam tích, giúp tiêu hóa, xung huyết. Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm.

 Lô hội – Nha đam chữa phỏng:

Lấy lá lô hội, giã nhuyễn vắt lấy nước (nhựa) bôi vào chỗ phỏng. Ngày bôi 3 lần lên vết phỏng, hiệu quả rõ rệt.

Lô hội – Nha đam chữa lở loét chảy nước:

Lấy nhựa cây lô hội bôi vào vết lở. Ngày bôi 3 lần.

Chú ý khi dùng Lô hội – Nha đam:

Thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người.

Trẻ em, phụ nữ có thai, người bị tiêu chảy,  không dùng để uống.

Chỉ nên dùng ngoài da.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)