Cách phân biệt âm dương trong thực dưỡng
Nguyên lý âm dương là một học thuyết quan trọng nhất trong triết học Phương Đông. Khái niệm Âm Dương và những quy luật của nó đã thể hiện được tính đúng đắn và được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống con người đặc biệt là các dân tộc Á Đông. Phương pháp Ohsawa cũng ứng dụng quy luật Âm Dương vào cách ăn uống để giúp cơ thể cân bằng và khỏe mạnh. Vậy Âm dương được áp dụng vào phương pháp thực dưỡng ra sao? và cách phân định âm dương trong thực phẩm như thế nào?
> Sự huyền diệu của phương pháp ăn thực dưỡng
> Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe qua đôi bàn tay
Theo Ohsawa thì nguồn gốc của các loại bệnh tật là do cách ăn uống mất quân bình Âm dương. Hiểu nôm na là nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn Âm thì chúng ta sẽ mắc các bệnh Âm. Ngược lại nếu chúng ta ăn nhiều những thức ăn Dương thì chúng ta sẽ bị mắc các bệnh Dương.
Do đó , để chữa khỏi bệnh chúng ta chỉ cần ăn những loại thực phẩm sao cho tái lập lại quân bình Âm dương từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh và tự chuyển hóa mọi bệnh tật .Để biết được những loại thực phẩm mình sử dụng hàng ngày là Âm hay Dương Ohswa đã đưa ra 7 nguyên tắc để phân định Âm, Dương dưới đây:
1. Xét về định HƯỚNG phát triển của thực vật
- Các thực vật mọc dưới mặt đất: nếu mọc đâm sâu thẳng xuống lòng đất là Dương, lan rộng ra dưới mặt đất là Âm
Ví dụ: củ cà rốt dương hơn so với củ khoai mì vì cà rốt có rễ mọc thẳng và đâm sâu xuống đất còn khoai mì có rễ nằm lan rộng ra .
- Các thực vật trên mặt đất: càng phát triển xa mặt đất càng âm
Ví dụ: Cây dừa âm hơn so với cây đu đủ vì nó hướng lên cao hơn so với cây đu đủ
2. Xét về tính chất VẬT LÝ
-Về hình dáng: vật có hình chữ nhật đứng âm hơn so với vật có hình chữ nhật nằm ngang.
-Độ lớn : Vật có hình dạng nhỏ hơn thì dương hơn ;
-Màu sắc : Sắp xếp theo thứ tự DƯƠNG GIẢM DẦN : Đỏ, Cam, Vàng, Lục Lam, Chàm Tím .
-Cấu trúc: vật nào đặc hơn thì dương hơn so với với vật rỗng hơn;
-Trọng lượng: 2 vật có cùng thể tích nhưng vật nào có tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì nó dương hơn so với vật còn lại.
Tóm lại về mặt vật lý thì các vật đặc, nặng , nhỏ, rực rỡ thì dương hơn so với những vật rỗng, nhẹ , to, tối .
3. Xét về tính chất HÓA HỌC
-Tỉ lệ K/Na: tỉ lệ K/Na càng lớn thì càng âm hơn so với vật thể cùng một đẳng lượng.
-Nhiệt độ: Nóng hơn thì dương hơn so với lạnh
-Thành phần nước chứa bên trong: vật chưá nhiều nước càng âm hơn.
4. Xét về mặt SINH VẬT học
-Thời gian tăng trưởng: trong cùng một khoảng thời gian , vật thể tăng trưởng chậm dương hơn so với vật tăng trưởng nhanh hơn.
-Thời gian nấu chín: vật càng nấu lâu hơn thì càng dương hơn
5. Về SINH THÁI học
- Khí hậu: vật mọc ở xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so vói vật mọc ở xứ nóng hơn. Thí dụ trái cây mọc ở vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới;
- Khuynh hướng: phát triển trong mùa thu, mùa đông, khí hậu lạnh, độ tăng trường chậm hơn, dương hơn vất thể phát triển vào mùa xuân, mùa hạ, khí hậu ấm hơn, độ tăng trường nhanh hơn.
6. Về SINH LÝ học
- Khuynh hướng phát triển: vật thể hướng tâm thì dương hơn so với vật ly tâm lực .vd: củ cà rốt mọc đâm xuống đất ( hướng tâm) thì dương hơn so với rau bồ ngót mọc đứng hướng lên (ly tâm)
- Phản ứng hóa học: làm cho co rút, teo tóp là dương hơn so với làm cho dãn nở, choáng váng, say
- Thời gian tác dụng: tác dụng vào buổi sáng đến trưa dương hơn so với tác dụng từ chiều đến tối. Ví dụ : sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều đến tối
7. Về TÂM SINH LÝ
- Vị trí: Phần sau đầu là dương, trán và hai thái dương là âm
-Sinh hoạt: hoạt động thì dương hơn so với thụ động
-Dưỡng khí ( oxygen ) : nhiều là Dương, ít là Âm
- Hơi thở và nhịp đập tim : Nhanh là Dương, Chậm là Âm
- Xúc Cảm : Vui vẽ, hoạt bát là Dương , Trầm lắng , thụ động là Âm
- Nhiệt Độ : Nóng là Dương, lạnh là Âm
- Màu da : Hồng là Dương , Nhợt xanh là Âm
- Giọng nói : giọng cao to là Dương , giọng lí nhí thấp là Âm
Trong thực tế, việc áp dụng phân biệt âm dương chủ yếu giúp cơ thể duy trì hoặc tái lập quân bình của cơ thể thuận lợi hơn cả, trước tiên là cần phân loại theo từng lớp có những đặc tính tương đối giống nhau theo thứ tự từ lớp giúp cơ thể dễ duy trì quân bình nhất cho đến những lớp khó duy trì hơn. Ngũ cốc là lớp có khả năng tạo quân bình tốt nhất. Kế đó, cần chú ý đến tính dược của từng loại thực phẩm trong từng lớp đã phân loại và tác dụng của nó đối với từng bệnh trạng của cơ thể. Tuy nhiên, việc phân tỉ mỉ như vậy trong một số lớn trường hợp là rất khó thực hiện. Vậy nên chúng ta duy trì một cách tương đối giữa âm và dương cũng đã là một điều rất tuyệt vời rồi. Chúng ta hãy cứ ăn thuần tự nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ cảm thấy tinh thần minh mẫn và trí tuệ được khai thông quí vị nhé.