Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe qua đôi bàn tay

Các bác sỹ tiết lộ nhìn tay cũng có thể chẩn đoán được một số thay đổi trong cơ thể. nếu chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường trên bàn tay, đặc biệt là các ngón tay, bạn có thể nhanh chóng nắm được tình hình sức khỏe hiện tại của mình.

Run tay

Bị run tay, có thể là biểu hiện bình thường khi bạn dùng quá nhiều caffeine hoặc đó có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống hen suyễn hoặc chống trầm cảm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức khi tình trạng này thường xuyên xảy ra.

Tay run có thể là dấu hiệu khởi đầu của bệnh Parkinson hoặc bệnh lý run tay chân cần phải được điều trị bẳng thuốc.

Trong khi đó, hạn chế uống cà phê và rượu mạnh vì những đồ uống này cũng có thể gây ra run rẩy tay chân. Các lý do khác có thể khiến run tay là lo âu và căng thẳng quá mức.

Ung thư sẽ còn lâu mới tấn công được bạn nếu bạn làm theo những cách này
> Thật buồn cho những ai không biết ăn rau thơm

Bàn tay lạnh

Nếu không khí lạnh khiến đôi tay của bạn lạnh theo thì đó hoàn toàn là điều bình thường vì tay và chân là hai bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ở một nơi ấm áp và cơ thể đang ấm mà đôi tay vẫn lạnh thì đó là biểu hiện bệnh lý. Đó có thể là do các bệnh lí về tuyến giáp như bướu cổ, phình tuyến giáp, huyết áp thấp hoặc do thiếu máu.

Cơ thể mệt mỏi

Khi dùng bàn tay nhấc đồ vật nặng hoặc đặt cổ tay ở vị trí không thoải mái sẽ gây áp lực lên dây thần kinh nằm ở bề mặt da. Điều này dẫn tới cảm giác tê bì trên bề mặt của các ngón tay.

Nồng độ chất dinh dưỡng

Bạn thường xuyên bị gãy móng tay không? Móng tay yếu có thể báo hiệu sự thiếu hụt kẽm, vitamin A, vitamin C hoặc biotin. Nó cũng có thể là một trong những dấu hiệu của sự giảm canxi máu tức là lượng canxi thấp. Tiến sĩ David E. Bank, trợ lý giáo sư lâm sàng da liễu tại NewYork-Presbyterian, nói thêm rằng móng tay lởm chởm cũng có thể chỉ ra sự thiếu hụt protein.

Thiếu vitamin (vitamin E, B1, B6 và B12) thường gây cảm giác tê bì ở ngón tay trái hay khu vực chân trái.

Nếu bạn thường xuyên thấy da tay có hiện tượng khô ngứa, nứt nẻ, nóng rát hoặc tróc vảy, có thể bạn đã bị nhiễm nấm ezecma.

Vấn đề ở cột sống

Biểu hiện tê bì ở ngón tay út trên bàn tay trái có thể tiết lộ vấn đề ở cột sống. Đây là kết quả của áp lực, căng thẳng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Bạn cần tập động tác kéo căng lưng càng lâu càng tốt, tập yoga, thể dục, bơi lội, tránh ngồi lâu.

Hội chứng ống cổ tay

Tê bì ở ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa có thể cảnh báo bạn mắc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân do thói quen hàng ngày làm cho gân bị sưng lên gây cảm giác tê.

Vấn đề tuần hoàn máu

Triệu chứng tê ở đầu các ngón tay bên phải có thể do áp lực lên tế bào thần kinh bề mặt hoặc chấn thương khớp tay, khớp vai. Tê bì ở bàn tay phải cũng có thể là biểu hiện của tim mạch do lưu thông máu bị ảnh hưởng.

Bạn nên chọn đi bộ hoặc tập thể dục thể thao vừa sức để cải thiện sức khỏe mạch máu ở chân. Các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu, tim mạch phải có sự thăm khám, can thiệp của các chuyên gia y tế.

Viêm mạch huyết khối tắc nghẽn

Bệnh viêm mạch huyết khối tắc nghẽn thường gặp ở người hút thuốc lá. Nguyên nhân dòng lưu thông máu bị ảnh hưởng do lượng nicotin được đưa vào cơ thể qua hút thuốc lá dẫn đến thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến bạn tê bì ở ngón tay, sau đó lan ra cánh tay.

Hiện nay không có cách gì chữa được căn bệnh này, nhưng cách đơn giản nhất là bỏ thói quen hút thuốc lá.

Bệnh tiểu đường

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của người mắc tiểu đường là cảm giác tê từ chân đến tay. Nguyên nhân do lưu lượng máu tới một số khu vực bị suy giảm, vì các đầu mút thần kinh cũng như dây thần kinh bị tổn thương.

Giải pháp: Tiểu đường tuýp 1 được điều trị bằng cách tiêm insulin, còn tiểu đường tuýp 2 cần kết hợp cả chế độ ăn kiêng tránh làm đường huyết tăng cao. Để phát hiện bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm đường huyết trong máu nhằm có phương pháp điều trị hợp lý.

Vấn đề về gan

Da tay ngứa ngáy và mẩn đỏ có thể báo chức năng gan của bạn đang bị suy giảm do nhiễm độc hoặc đang mắc bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, từ đó dẫn tới tích tụ chất độc và gây ngứa ngáy, mẩn đỏ cho da.

Thông thường, khu vực rìa ngoài lòng bàn tay có màu đỏ nhưng lý do khiến cho lòng bàn tay cũng có màu đỏ là do có một sự thay đổi trong sự cân bằng nội tiết tố gây giãn mạch máu. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay có màu.

Nếu phát hiện những vùng màu đỏ trên tay, tốt nhất nên đến bệnh viện để được các bác sỹ tư vấn và tìm ra lý do thực sự. Cùng với đó, hãy cố gắng có chế độ ăn uống lành mạnh và giảm đồ uống có hàm lượng cồn cao.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các nhân tố như dị ứng với mỹ phẩm, thuốc kháng sinh hay hóa chất để tránh xa và có biện pháp xử lý phù hợp.

Vấn đề về tuyến giáp

Qua bàn tay sưng phù có thể cho thấy tình trạng hoạt động của tuyến giáp trong cơ thể bạn đang suy giảm. Điều này làm cho sự trao đổi chất bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng giữ nước và sưng phù.

Bên cạnh đó, việc bạn tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể là nguyên nhân gây sưng, nhưng chúng có thể tự biến mất sau một hoặc vài ngày sau đó.

Bệnh thiếu máu

Thông thường, móng tay sẽ mang màu hồng đặc trưng, nhưng nếu bạn nhận thấy chúng có màu trắng, tái nhợt thì cẩn thận bạn đang thiếu hụt sắt, dẫn đến thiếu máu. Điều này khiến móng tay không được cung cấp đủ tế bào máu đỏ nên dần ngả màu và nhợt nhạt đi.

Nếu để cơ thể thiếu máu quá lâu bạn có thể bị suy tim và tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu ung thư

Các lớp vảy đỏ trên các đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của viêm da cơ địa, hay các căn bệnh tự miễn khác như tiểu đường, tuyến giáp. Nhưng trong 20% các trường hợp, nó cũng cảnh báo bệnh ung thư bên trong như ung thư buồng trứng. Dấu hiệu kèm theo là phát ban màu tím ở mí mắt trên, giảm cân không rõ lý do, ho, ra mồ hôi ban đêm, người mệt mỏi, yếu ớt.

Nếu phát hiện ra tay mình có những thay đổi bất thường đó, bạn cần nhanh chóng gặp và xin lời khuyên từ các chuyên gia.