Thật buồn cho những ai không biết ăn rau thơm
Trong ẩm thực Việt Nam, rau thơm là một nguyên liệu quan trọng, không chỉ là rau, là gia vị, là nguyên liệu giúp điều tiết tác dụng của các loại thực phẩm, làm cho món ăn trở nên an toàn, bổ dưỡng… Rau thơm còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt. Kiểm tra xem bạn ăn được bao nhiêu loại rau dưới đây để biết cơ thể đã được lợi gì rồi nhé.
> Xem thêm Những loại trái cây càng ăn càng hại sức khỏe nếu bạn không biết điều này
> Xem thêm Những thực phẩm nếu ăn kèm với nhau có thể mất mạng bạn nên biết
TÍA TÔ
Ngoài vitamin A, C thì tía tô còn chứa các loại khoáng chất như Ca, Fe, P. Đặc biệt, trong tía tô chứa khá nhiều tinh dầu như hydrocumin, bergamoten, linalool perrillaldehyd, linonen...
Do đó, ăn loại rau thơm này thường xuyên còn giúp cơ thể ngăn ngừa cảm, ho, hạn chế dị ứng, chữa đầy hơi, khó tiêu, các chứng ợ chua... Ngoài ra, tía tô giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
RAU RĂM
Rau răm chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene, vitamin C, E, flavonoid, catechin... giúp cải thiện hệ miễn dịch và thải độc cơ thể hiệu quả.
Theo đông y thì rau răm có tính nhiệt nên giúp ấm bụng, sát trùng, tán hàn và dễ tiêu. Ngoài ra, rau răm còn mang đến các lợi ích như sáng mắt, lợi khí, bổ não, mạnh gân cốt... Tuy nhiên, do rau răm có tính nóng nên bạn không nên ăn quá nhiều sẽ làm sinh nhiệt không tốt cho cơ thể bạn nhé.
CÂY THÌ LÀ
Polyacelenes trong thì là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa, thì là còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày nên hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.
Đặc biệt, thì là còn giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt trong máu nên có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Ngoài ra, thì là khá giàu canxi nên chỉ cần sử dụng thì là thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
RAU MÙI (ngò rí)
Rau mùi chứa các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Do đó, ăn rau mùi cũng góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích tiêu hóa, làm khỏe mạnh dạ dày và bổ máu hiệu quả.
Ngoài ra, ăn rau mùi còn giúp giải cảm, chữa ngạt mũi, long đờm, hạ sốt... Đặc biệt, rau mùi chứa nhiều axid ascorbic có khả năng lọc máu rất tốt nên còn giúp hạ cholesterol xấu trong máu nữa nhé.
MÙI TÀU
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa…
HÚNG CHANH
Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
HÚNG QUẾ
Húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các tinh dầu như eugenol, methy eugenol, caryphyllence... giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường đồng thời phòng chống ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, húng quế có khả năng sát trùng, kháng khuẩn nên cũng có thể dùng để hỗ trợ chữa các loại cảm, sốt, ho... Đặc biệt, húng quế rất lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận nên giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.
RAU DIẾP CÁ
Rau diếp cá giàu vitamin K không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giảm tổn thương não bộ hạn chế bệnh Alzheimer. Ngoài ra, rau diếp cá còn giúp tiêu trừ độc và thanh lọc cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh tế bào bạch huyết nên có hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Đặc biệt, ăn rau diếp cá thường xuyên còn giúp làm bền thành mạch, tránh viêm nhiễm tại vùng hậu hôn, hạn chế sa búi trĩ nên giúp ngăn ngừa và chữa bệnh trĩ hiệu quả bạn nhé.
KINH GIỚI
Trong thành phần hóa học của kinh giới có nhiều tinh dầu: d-Menthone, Menthone, d-Limonene.
Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng… Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.
BẠC HÀ
Cây bạc hà có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.
Bạc hà có vị cay, thơm, tính mát. Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm.
Dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi nghiền nát khi thoa vào trán giúp cảm thấy dễ chịu, giảm đau đầu. Mùi hương bạc hà rất hữu hiệu trong việc làm thông mũi, họng, phế quản và phổi cũng như giảm rối loạn hô hấp.
Bạc hà được coi là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trong răng miệng.
Tinh dầu bạc hà rất tốt cho những người hay lâm vào trạng thái chán nản, căng thẳng.
Nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời với tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, đồng thời trị mụn.
Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
XÀ LÁCH
Xà lách là một loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2g carbohydrates, 1,2g chất xơ, 90g nước, 166 µg vitamin A, 73µg folate (vitamin B9).
Xà lách có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích các tuyến tiêu hóa, cung cấp chất khoáng…
Nhờ chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm, xà lách giúp cơ thể "dọn dẹp" máu, giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật.
Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp thoát khỏi tình trạng táo bón.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần carbohydrates thấp hơn 3%, nhờ đó xà lách có thể "hợp lực" với những loại thức ăn vốn nằm trong thực đơn của những bệnh nhân đái tháo đường.
Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt, do đó là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
XẢ
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
LÁ LỐT
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
Hi vọng qua những thông tin vừa rồi thì mọi người có thêm lý do để ăn rau thơm, còn nếu ai không ăn được rau thơm thì cũng nên tập ăn dần đi nhé!