Những loại thực phẩm nên và không nên ăn dành cho người bị tiểu đường

shopthaoduoc.vn chào các bạn, hiện nay cùng với việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, đi kèm với nó là những thói quen ăn uống, và lối sống không lành mạnh, đã dẫn tới nhiều căn bệnh mà lúc xưa thường hiếm gặp. Như là gout, béo phì, mỡ máu, huyết áp cao,...và tiểu đường đứng đầu trong số đó, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường qua mỗi năm ngày một tăng, và nó trở thành một nỗi ám ảnh thực sự với những người trung niên, cao tuổi và thậm chí căn bệnh này còn có dấu hiệu trẻ hóa, những người trẻ cũng rất dễ mắc phải nếu không có chế độ ăn uống khoa học ngay từ bây giờ. Đa số những người khi đã mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và yêu cầu ăn kiêng chất đường bột, trái cây ngọt để giảm đường huyết. Nhưng có hàng tá các loại thực phẩm trên cuộc đời này mà bạn cần nắm rõ thông tin trước khi ăn chúng. Bài viết sau đây shopthaoduoc.vn xin chia sẻ những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên và không nên ăn.

> Những loại thực phẩm sẽ tăng gấp đôi dinh dưỡng nếu bạn ăn kèm với nhau
> Câu chuyện chữa dứt điểm tiểu đường nhờ dùng dây thìa canh


Việc ăn uống kiêng khem quá mức nhiều khi lại phản tác dụng, gây thiếu chất, mệt mỏi, không đủ năng lượng cho người bị Tiểu đường. Vậy nên ăn phải khoa học và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. NGUYÊN TẮC CHỌN THỰC PHẨM CHO THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

- Đảm bảo cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất, chất béo, chất đường bột, chất béo, chất đạm.

- Các thực phẩm này phải hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, làm sạch máu, đường huyết không lên cao, phục hồi thành mạch máu, các loại hạt nguyên cám.

- Tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm.

- Hạn chế tất cả các sản phẩm tinh chế, chế biến đặc biệt là các sản phẩm từ động vật.

- Hạn chế tối đa các loại thuốc và thực phẩm chức năng không cần thiết.

2. CÁC THỰC PHẨM MÀ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐẶC BIỆT KHÔNG NÊN ĂN NHƯ SAU:

- Sản phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, gia vị,... (dầu ăn, đường, muối tinh luyện, đồ hộp, đóng gói, v.v.).

- Sản phẩm từ động vật kể cả sữa, sữa giàu protein và các chất béo, không có chất xơ. Người tiểu đường đặc biệt nên kiêng các loại thực phẩm này.

- Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, v.v.. Không những người tiểu đường, người bình thường cũng không nên dùng các loại chất kích thích trên để đảm bảo sức khỏe.

- Thức ăn chiên xào, nấu, nướng kỹ rất không tốt cho người bị tiểu đường. Việc nấu quá kĩ không những không còn chất dinh dưỡng trong thực phẩm, mà những enzyme cũng mất đi, đa phần bị oxi hóa trong quá trình nấu nướng. Khi đưa vào cơ thể hầu như chỉ chất béo được hấp thu và như vậy sẽ rất không tốt cho người tiểu đường

- Các loại thuốc và thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung không cần thiết: Thuốc và thực phẩm chức năng dành cho bệnh tiểu đường thì rất nhiều. Nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá nhiều, sẽ làm quá tải cho gan, thận, hệ tiêu hóa, bài tiết,...các cơ quan khác phải làm việc gấp nhiều lần để xử lý lượng thuốc bạn đưa vào cơ thể, như vậy nếu tiểu đường được khống chế, cơ thể bạn cũng bị tổn hao enzyme rất nhiều.

Tổng hợp các loại trà thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường tại đây

Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất thế kỷ 20 về bệnh tật và dinh dưỡng như “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện (Công trình nghiên cứu The China Study của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ đại học Cornell và Oxford của Anh), và các giải thưởng Nobel về sinh học, và với sự cố vấn của Tiến sỹ Biswaroop, Kỷ lục gia thế giới và Chuyên gia quốc tế về chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, 

Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh như sau để cơ thể thể tự cân bằng và hồi phục là cách tốt nhất:

3. CÁC THỰC PHẨM LÀNH MẠNH, TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NHƯ SAU:

Trái cây:

Người bệnh cần ăn nhiều các trái cây có chỉ số đường thấp như ổi, táo, nho, thanh long,.. Nói chung những loại trái cây khi ăn vào bạn không cảm thấy vị ngọt nhiều, thay vào đó là vị chua, thanh mát. Trái cây tươi cung cấp năng lượng, chất đường fructose không làm đường huyết tăng nhanh, chất xơ và nước, vi lượng. Trái cây nên ăn tốt nhất vào lúc đói, nên ăn thay thế hoàn toàn bữa sáng thông thường như phở, bún, miếng. Khối lượng trái cây ít nhất bằng: Cân nặng x 10g. Ví dụ: người 60kg; ăn sáng bằng trái cây ít ngọt tối thiểu 600g.

Ảnh minh họa

Rau củ quả tươi, ít chế biến: 

Rau củ quả tươi đặc biệt tốt cho người tiểu đường, đặc biệt là rau ăn lá, rau sống,... Các rau củ quả tươi cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin và enzyme cần thiết cho cơ thể tái tạo lại chức năng của nó. Đặc biệt, rau củ quả tươi có các hoạt tính chất chống oxy hóa, oxy tươi, và các dược tính kháng viêm, rất tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để ăn chúng là ăn sống, hoặc nếu chế biến thì nên hấp, luộc,.. không nên chế biến qua chiên xào, có nhiềsử dụng nhiều dầu mỡ, và nhiệt độ cao.

Công thứ để tính khối lượng rau củ quả tươi hằng ngày bằng: Cân nặng (kg) x 5g/bữa. Ví dụ người 60kg, ăn 300g rau của quả tươi sống. Sau khi ăn hết khẩu phần rau, người bệnh có thể ăn thêm một chút đồ ăn thông thường như cá, gạo lứt, các thực phẩm còn nguyên cám. Không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn như thói quen của người Việt Nam. Tại các bữa phụ có thể xay sinh tố hay ép rau lấy nước uống, uống ngay trong thời gian từ 15 đến 20 phút.

Trà khổ qua rừng sấy khô nguyên trái - Trái chỉ bé như đầu ngón tay - hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hình ảnh minh họa

Các loại hạt:

Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều để bổ sung chất béo và chất đạm từ thực vật thay cho nguồn từ động vật. Tốt nhất là ăn các loại chỉ sấy khô, không qua chế biến. Lượng ăn bằng cân nặng x 0.5 g/ngày. Ví dụ: người 60kg ăn tối đa 30g hạt. Mẹo nhỏ trước khi ăn hạt là ta ngâm nước để hạt mềm như chuẩn bị nảy mầm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng có trong hạt. Các loại hạt chia đều có thể ăn trong các bữa chính hay trong bữa phụ.

Hình ảnh minh họa:

Các loại đậu:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp chất đạm, chất xơ ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng cao. Mặt khác chỉ số làm tăng lượng đường huyết của đậu lại thấp, chất gây dị ứng thấp, không chứa chất gluten. 

Đậu đen: Với bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng đậu đen bằng cách: Ngâm 50g đậu đen trong 2 – 4h, sau đó ăn sống cả vỏ. Nên dùng trước bữa ăn trưa và tối 30 phút. Sau đó sử dụng bữa ăn bình thường. Hoặc đậu đen rang khô sau đó đun nước uống hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe.

Đậu xanh: Trong đậu xanh có chứa 14% nước, 24,3% protein, 2,4$ lipid, 53,10% glucid, giàu acid amin cùng các chất vi lượng và vitamin A, B1, B2, PP, C.

Lượng chất xơ hòa tan có trong đậu xanh giúp làm giảm sự hấp thu các chất béo thừa, nhất là cholesterol. Đồng thời nó giúp ổn định lượng đường huyết sau bữa ăn nên người tiểu đường nên ăn nhiều đậu xanh.

Hình ảnh minh họa:

 

 

Ngoài ra, nên ăn các thảo dược khác có dược tính tốt như kháng viêm, hạ đường huyết tự nhiên mà lại dễ trồng trong nhà như: diếp cá, nha đam, gừng, húng xoăn, khổ qua, v.v. 

Tiểu đường nói riêng hay các nói chung các bệnh mãn tính hiện nay có nguyên nhân là do lối sống, thói quen ăn uống không lành mạnh và chưa khoa học. Vì vậy hãy bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống của chính bạn, ngay từ hôm nay, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai. Thực phẩm nếu biết sử dụng đúng cách có thể là thuốc để chữa lành bệnh tật, bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp ăn thực dưỡng qua bài viết dưới đây, để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

Phương pháp ăn thực dưỡng - dùng thức ăn để chữa bệnh