Mẹo tập cho đôi mắt sáng khoẻ

Ủi mắt:

Tức là ủi bằng lòng bàn tay. Mỗi sáng thức dậy hay trước khi đi ngủ, chọn vị trí ngồi hay đứng. Trước tiên nhắm mắt, đồng thời dùng hai lòng bàn tay chà xát lẫn nhau thật nhanh, khoảng nửa phút sau sẽ có cảm giác nóng rang. Khi ấy, có thể nhanh chóng đưa hai lòng bàn tay xoa trên hai mắt. Hai mắt lúc bấy giờ cảm nhận được một dòng chảy ấm. Chờ khi dòng chảy ấm này không rõ nữa, có thể lặp lại 1 lần, thực hiện tất cả 14 lần.

Vận mắt:

Tức là vận động nhãn cầu. Đứng tự nhiên trước cửa sổ nơi 20 - 30cm, hai mắt tuần tự nhìn tới 4 góc của cửa sổ theo thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, lặp lại thay phiên. Chẳng hạn từ góc trái trên phải trên; phải dưới; trái dưới, rồi tới trái trên; trái dưới; phải dưới; phải trên, thực hiện lặp lại với tất cả 7 - 14 lần. Phương pháp này giúp thư cân hoạt lạc, luyện tập nhãn cầu vận động, cải thiện sự vận động của nhản cầu, cải thiện chức năng thị lực. Có thể mỗi buổi sáng thực hiện 1 lần, hay mỗi sáng chiều làm 1 lần.

> Tổng hợp các mẹo vặt hay giúp chữa bệnh về đau đầu và mất ngủ
> Cách nấu nồi lá xông tại nhà đơn giản chữa bệnh đạt hiệu quả cao

Tắm mắt:

Dùng khăn nóng hay hơi nước xông hai mắt. Mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút. Phương pháp này có thể thực hiện đơn độc, cũng có thể kết hợp tiến hành mỗi khi ta rửa mặt; súc miệng. Cách tắm mắt bằng thuốc cũng được đề ra, tức dùng một số thảo dược như cúc hoa; đại thanh diệp; tang diệp (lá dâu); trúc diệp (lá tre)... nấu lấy nước, trước tiên sẵn nóng dùng hơi nước xông mắt, sau khi nước ấm, lại dùng nước này tắm hai mắt, lâu dần, có công hiệu thanh nhiệt, tiêu viêm; sáng mắt.

Dưỡng mắt:

Thường ngày lưu ý chọn lựa và điều phối trong ăn uống, như điều phối thô nhuyễn, điều phối chay mặn... Ngoài ra, cần ăn nhiều rau cải; trái cây, chú ý bổ sung vitamin và nguyên tố vi lượng, chẳng hạn ăn vừa phải một số rong biển (phổ tai); cà rốt; rau cần và rau xanh khác. Người thường xem tivi; máy vi tính, điện thoại và làm việc ban đêm càng nên lưu ý đến điểm này.

Xoa mắt:

Nhắm mắt, riêng biệt dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay đè lên hai nhãn cầu. Tăng sức đè vừa phải một cách nhịp nhàng, lực đè với cảm giác không khó chịu, khi đè hơi mang động tác xoay tròn. Phương pháp này thích hợp cho người cao tuổi, đặc biệt là người bệnh glocôm. Tuy nhiên, người bệnh hay người đã mổ mắt, nhất định phải thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của thầy thuốc, tuyệt không thể dùng lực quá mạnh.

Cực mắt:

Tức đưa mắt nhìn thật xa (tới điểm cực). Sáng ngủ dậy chọn một nơi trống vắng với không khí trong lành (nơi ngoại ô càng tốt), để tiến hành. Đứng thẳng tự nhiên, trước tiên hai mắt nhìn thẳng một mục tiêu ở nơi xa như ngọn cây; đỉnh tháp; đỉnh núi... Khi ấy, cố gắng thả lỏng hai mắt, sau khi kiên trì khoảng 1 - 2 phút, dần dần đưa thị lực di chuyển về gần, cho đến khi tới những ngón của hai tay dan ra trước mắt khoảng 1m, tập trung nhìn khoảng 1 phút. Sau đó lại dần dần đưa thị lực từ gần đến xa mà di chuyển tới mục tiêu ban đầu đã chọn. Cứ thế lặp lại khoảng 14 hồi. Có thể kết hợp tiến hành hít thở sâu. Ngoài ra, người xưa còn có một cách luyện tập là sáng ngủ dậy đứng trước miệng giếng quan sát nơi sâu nước giếng (trong lòng muốn nhìn thấy đáy giếng), ta có thể làm thử.

Tiếc mắt:

Tức không dùng mắt thái quá. Bất kể già-trẻ-trai-gái đều lưu ý “tiết kiệm” dùng mắt. Đọc sách, viết lách không nên liên tục trong thời gian quá dài, thường khoảng 40 - 60 phút, có thể nhắm mắt nghỉ hay nhìn xa 5 - 10 phút. Hiện nay, chương trình truyền hình tương đối nhiều, cần lưu ý khi xem tivi không thể quá nhiều quá dài, nên tận dụng lúc phát tiết mục quảng cáo thì cho đôi mắt được nghỉ. Mặt khác, tiếc mắt còn là sự lưu ý sớm ngừa không bệnh, nếu có bệnh thì chữa sớm. Phát hiện đỏ mắt, đau mắt hay thị lực thay đổi, phải đến khám bác sĩ kịp thời, tuyệt không thể chậm trễ.

Hộ mắt:

Tức tích cực bảo vệ đôi mắt. Đồ chơi trẻ nhỏ lưu ý không nhọn bén; học sinh trung học cần lưu ý phòng ngừa cận thị; công xưởng tiếp xúc chất kiềm toan hay những hóa chất khác, cần thường xuyên trữ sẵn nước sạch, một khi bị bỏng mắt lập tức có đủ nước để dội rửa; dưới nắng gắt cần mang kính mát; người hành nghề đặc thù cần có kính bảo hộ mắt thích hợp; người mắc bệnh những loại tật khúc xạ (cận, viễn, loạn, lão...) cần mang loại kính phù hợp.


Nguồn: MẸO VẶT DÂN GIAN (NHIỀU TÁC GIẢ)
            NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN