Cách nấu nồi lá xông tại nhà đơn giản chữa bệnh đạt hiệu quả cao

Tác dụng của nồi xông đối với cơ thể:

- Làm ra mồ hôi, giải độc, hạ sốt:

Theo Đông y, bệnh cảm mạo mới vào cơ thể còn ở phía ngoài chưa nhập sâu vào cơ thể thì phương pháp điều trị là làm cho đổ mồ hôi. Cho nên nồi xông phát hãn rất tốt, ứng dụng rất kết quả trong bệnh ngoại cảm, làm cho cơ thể được giải độc và hạ nhiệt.

> Mẹo vặt trị cảm ho với hành lá
> Thơm nhà cửa, kháng khuẩn nhờ nhang nụ quế tự nhiên không hoá chất

1

- Tác dụng kháng sinh với vi khuẩn:

Các mùi hương, tinh dầu được hấp thu vào cơ thể qua đường hô hấp và đường da có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn đã gây ra bệnh.

- Tác dụng vệ sinh sạch sẽ đối với bệnh nhân:

Bệnh nhân bị cảm sốt thường ít tắm, sau khi xông hơi nước làm ướt cả quần áo và toàn thân, đây là một cách xông hơi. Chỉ cần lau sạch, tránh nhiễm lạnh, thay quần áo cho bệnh nhân thì bảo đảm được vệ sinh sạch sẽ và bệnh nhân có cảm giác thoải mái.

Thành phần nồi lá xông:

Các vị thuốc Nam dùng để xông có tác dụng kháng sinh với một số loại vi khuẩn đường hô hấp và đường ruột như: hương nhu, lá lốt, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá sả, lá quế, lá gừng, lá long não, rau tần dày lá, rau om, rau ngổ, ngũ trảo, lá mạn kinh tử, ngải cứu, lá bộ bộ, lá từ bi, lá bạc hà. Thông thường thì khó tìm đủ các vị thuốc, có thể dùng độ 4 - 5 vị để nấu nồi xông cũng có kết quả.

Cách nấu và cách xông:

Rửa sạch các vị thuốc, bẻ nhỏ, ém chặt vào nồi hoặc soong inox đổ nước ngập dược liệu, gập đôi một lá chuối tươi đã cắt bỏ gân lá để lên trên cho vừa nồi, đậy nắp kín đem nấu cho sôi một vài dạo, khi nghe mùi thơm của tinh dầu thì nhắc xuống, đem đặt trước mặt gần người bệnh, trùm mền cho kín cả đầu và người, có một cây đũa cái dùng mở từ từ nắp nồi xông để cho hơi nước nóng và tất cả chất hương tinh xông lên, muốn nóng hơn thì dùng đũa xốc nhẹ các dược liệu trong nồi lên.

Người bệnh được bao trùm không khí đầy hơi nước nóng và tinh dầu thơm, thở không khí ấy 10 - 20 phút làm cho người bệnh đổ mồ hôi nhiều, đồng thời hấp thụ bằng đường phổi và đường da những chất hương tinh của thảo mộc. Xong thì lau khắp toàn thân đã đẫm ướt mồ hôi với khăn khô và sạch rồi thay quần áo sạch.

Nhờ ra mồ hôi và nhiệt độ thường giảm 1 - 2 độ C, bệnh nhân thấy dễ chịu, bớt nhức đầu, đỡ viêm họng, giảm ho, nhờ đó mà khỏi bệnh. Xông mỗi ngày 1 lần, tùy theo tình hình bệnh, nếu hết sốt người bình thường thì thôi, nếu bệnh đỡ thì dùng thêm 2 - 3 lần cho hết bệnh.

Không nên dùng phương pháp xông kéo dài, vì tác dụng nó tuy có kháng sinh đối với một số loại vi khuẩn, nhưng chủ yếu là làm ra nhiều mồ hôi dễ mất quân bình điện giải, nó giải nhiệt, giải độc làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhưng bệnh không đỡ thì phải tìm nguyên nhân mà trị, phải dùng thuốc để tấn công đúng bệnh.


Nguồn: MẸO VẶT DÂN GIAN (NHIỀU TÁC GIẢ)
            NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN