Giải mã cơ chế điều trị tiểu đường của trà khổ qua rừng

Trong khi glucozo được cho là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường thì trong khổ qua rừng có chứa những hoạt chất làm tăng quá trình oxi hóa glucozo trong cơ thể.

> Kì tích ổn định huyết áp cơ thể với trái khổ qua rừng khô
> Dùng Trà Khổ Qua Rừng Sấy Khô hàng ngày có tốt không?

Khổ qua rừng là loại cây thân thuộc đối với người dân Việt Nam bao đời nay. Khổ qua dùng để làm thuốc, khổ qua dùng để nấu ăn, khổ qua dùng để pha trà,… Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau, khổ qua cũng mang nhiều tên gọi khác nhau, có nơi sẽ gọi là là mướp đắng, có nơi sẽ gọi là ủ qua,…  Khổ qua mang trong mình nhiều loại hoạt chất có lợi cho sức khỏe, chính vì thế mà khổ qua được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trị huyết áp cao, hỗ trợ điều trị ung thư, tim mạch, men gan cao, điều trị mất ngủ, an thần, làm đẹp da,… Nhưng trong số các lợi ích mà khổ qua mang lại, sử dụng khổ qua rừng để điều trị tiểu đường là một công dụng được nhiều người biết đến và tin dùng nhất. Và trong các cách sử dụng khổ qua để trị bệnh tiểu đường, trà khổ qua được cho là phương pháp phổ biến nhất. Vậy tại sao trà khổ qua rừng lại có thể trị tiểu đường? Cơ chế nào giúp trà khổ qua rừng làm được điều đó? Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế điều trị bênh tiểu đường của trà khổ qua rừng.

Tác dụng điều trị tiểu đường của trà khổ qua rừng không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà còn được thế giới công nhận. Trên thế giới, có một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng này của khổ qua rừng. Trong số đó, có thể kể đến các nghiên cứu:

  • Khoảng giữa những năm 60- 70 và 80 của thập niên trước, vào tầm năm 1962 hóa chất charantin đã được 2 nhà khoa học là Lolitkar và Rao tìm thấy và công bố ở bên trong khổ qua rừng. Hoạt chất này sau khi được thử nghiệm đã cho thấy tác dụng làm giảm đường huyết ở những chú thỏ.
  • Bên cạnh đó, một vài hoạt chất trong khổ qua được gọi là  vicine và polypeptide – P cũng được cho rằng có vai trò chuyển hóa đường trong cơ thể tương tự như hoạt động của insulin. Không chỉ vậy , hoạt chất lectin được tìm thấy trong khổ qua cũng có tác dụng là làm giảm đường huyết thông qua việc làm giảm sức đề kháng của insulin.
  • Tương tự như kết quả được công bố của nghiên cứu năm 1962, năm 1981 hai nhà khoa học là Ungsurungsie và Visarata cũng đưa ra kết quả nghiên cứu trên thỏ giống vậy. Tuy nhiên, lần này các nhà khoa học chỉ ra việc sử dụng khổ qua có thể làm tăng độ nhạy cảm của việc insulin bởi trong khổ qua có chứa các dịch tiết chất nhầy.

  • Không chỉ vậy, một nghiên cứu được thực hiện ở 3 quốc gia bao gồm Australia, Trung Quốc và Đức cũng phát hiện 4 loại hợp chất quan trọng có trong khổ qua rừng giúp cho việc kích hoạt cho quá trình enzym vận chuyển glucozo từ máu đi vào tế bào. Và các enzyme này có tên gọi là AMPK.
  • Một kết quả thử nghiệm lâm sàn được Tạp chí Journal of Ethnopharmacology công bố cũng đưa ra nhận định rằng việc thường xuyên sử dụng khổ qua sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng đường huyết ở người cũng như giảm đáng kể nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.

Chính bởi qua những nghiên cứu khoa học đó, ta cũng thấy được 2 cơ chế điều trị chính của khổ qua đối với bệnh tiểu đường. Đó chính là:

  • Trong khi glucozo được cho là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường thì trong khổ qua rừng có chứa những hoạt chất làm tăng quá trình oxi hóa glucozo trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng khổ qua rừng còn giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ glucozo của các tế bào, mặt khác, chúng lại ức chế quá trình tổng hợp glucozo của hoạt tính các men trong cơ thể.
  • Bởi vì trong khổ qua rừng có chứa chất có hoạt tính sinh học gần giống như những insulin, vì thế mà khi chúng ta sử dụng khổ qua rừng, cơ thể sẽ gia tăng việc tiết ra các insulin nhiều hơn. Và điều này chính là một cơ chế hoàn toàn tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường của những người bị tiểu đường thuộc tuýp 2.

Mặc dù uống trà khổ qua rừng thực sự đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên, hãy sử dụng trà khổ qua rừng theo đúng liều lượng, không nên vì thấy tốt mà quá lạm dụng trong việc sử dụng. Nên chọn mua khổ qua rừng đúng tiêu chuẩn ở những nơi uy tín, có chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó, một số người không thể chịu được vị đắng của trà khổ qua rừng, có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác có tác dụng tương tự để giúp làm giảm vị đắng, giúp người sử dụng dễ dàng hơn.

Trên đây chính là bài phân tích khái quát về cơ chế điều trị bệnh của trà khổ qua rừng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết, từ đó tin tưởng sử dụng trà khổ qua rừng để điều trị bệnh, giúp sức khỏe ngày càng tốt hơn.

> Đặt mua khổ qua rừng sấy khô tại đây