Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Trong những năm trở lại đây, thực trạng người từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường (đái táo đường) ngày càng tăng cao. Nhiều người tìm đến thuốc tây như một biện pháp tức thì nhằm giảm lượng đường huyết trong máu. Nhưng hiện nay, ngành y học vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi tiểu đường. Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn phải dùng thuốc thường xuyên để khống chế đường huyết. Bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại thảo dược từ cây cỏ để khống chế lượng đường huyết của mình mà không cần dùng đến thuốc tây. Trong số các loại thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường, Khổ qua rừng được nhiều người sử dụng nhất vì tác dụng giảm lượng đường huyết rõ rệt, được nhiều người tin dùng và truyền tai nhau. Nhiều độc giả nhắn tin về cho chúng tôi với cùng một nội dung câu hỏi: Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ vấn đề này, mời mọi người cùng đọc:

> ĐẶT MUA KHỔ QUA RỪNG SẤY KHÔ NGUYÊN TRÁI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TẠI ĐÂY!

1. Đầu tiên ta nên hiểu tác dụng của khổ qua rừng (theo y học cổ truyền):

Theo đông y, tất cả các bộ phận của khổ qua rừng đều có tác dụng làm dược liệu: lá, dây, quả, rễ hay hạt đều có thể sử dụng để làm dược liệu trị bệnh. Hiện nay y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng của khổ qua rừng, qua đó ứng dụng để điều chế thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng, có vị đắng nhưng không độc, tính hàn, có tác dụng làm mát cơ thể, ngoài ra còn giúp giải độc, tiêu đờm, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và ổn định đường huyết. Ngoài ra trẻ em bị rôm sảy cũng có thể dùng lá khổ qua rừng để tắm, rất tốt và an toàn. Bị dời leo (dời bò) dùng lá khổ qua rừng giã nhuyễn đắp lên vùng bị dời leo, 2 ngày là khỏi.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc ứng dụng từ khổ qua rừng để chữa các bệnh như : các bệnh về gan, lỵ amip , viêm họng, đau bụng, côn trùng cắn, hạ đường huyết…

Gần đây một số nhà khoa học đã phát hiện khả năng chống ung thư từ khổ qua rừng cụ thể là: Các nhà khoa học đã dùng dịch chiết xuất ra từ khổ qua rừng (cụ thể là từ hạt và quả) cho tác dụng với tế bào nhiễm ung thư và quan sát. Qua đó thấy sự phát triển của tế bào ung thư bị kiềm hãm đáng kể.

Một thông tin thú vị nữa là dùng khổ qua rừng để Tẩy giun : Dùng dịch chiết xuất từ khổ qua rừng có thể tiêu diệt các loại giun tròn Caenorhabditis elegans.

2. Vậy Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không ?

Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng thắc mắc nhất mà shop nhận được.

Như ta đã thấy, khổ qua rừng (mướp đắng rừng) có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe chúng ta, nhưng khi dùng nhiều và lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

Làm tăng men gan: Các enzyme trong gan sẽ tăng cao nếu uống quá nhiều nước mướp đắng rừng, qua đó khiến hình dáng của các tế bào gan bị biến đổi, có thể gây nhức đầu, hôn mê.

Làm chậm sự phát triển của trẻ em: Trẻ em nếu ăn mướp đắng rừng quá sớm hoặc uống nước khổ qua rừng nhiều thì cũng có những tác hại đến sự phát triển của trẻ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khó để hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố từ khổ qua. Vì vậy các bà mẹ hãy cẩn trọng khi cho bé ăn khổ qua.

Ăn nhiều khổ qua rừng hoặc uống nhiều nước khổ qua rừng sẽ giảm khả năng thụ thai: Trong mướp đắng rừng có chứa 1 loại protein có tác dụng ngăn ngừa khả năng thụ thai ở nữ giới và giảm sự hưng phấn ở nam giới.

Một thí nghiệm lên động vật đã được các nhà khoa học tiến hành, qua đó phát hiện một loại protein trong cây mướp đắng rừng có khả năng làm giảm dục tính ở chuột đực. Cho chó đực dùng dịch chiết từ mướp đắng rừng với liều lượng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn của chó đực bị teo và giảm khả năng sản sinh ra tinh trùng.

Ở chuột cá và thỏ cái mang thai, khi cho dùng dịch chiết từ mướp đắng phát hiện bị xuất huyết tử cung.

3. Bà bầu sử dụng khổ qua rừng có được không ?

Những tháng cuối thai kì nếu dùng khổ qua rừng nhiều sẽ dễ dẫn tới khả năng sinh non cao rất nguy hiểm

Ở một số quốc gia còn sử dụng khổ qua như biện pháp tự nhiên để phá thai trong những tuần mang thai đầu tiên.

Các mẹ chỉ được dùng khổ qua ở những tháng giữa thai kì, từ tháng 4-7. Các mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có thể yên tâm sử dụng. Khổ qua nếu sử dụng hợp lý thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé như sau:

  • Khổ qua rừng chứa nhiều vitamin C và nhiều chất chống oxi hóa, giúp phụ nữ mang thai thêm đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật.
  • Khổ qua có hàm lượng folate tương đối, chất này cần thiết cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi, giúp làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị mắc các chứng bệnh liên quan tới ống thần kinh.
  • Còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như: sắt, kali,magie,mangan… Những chất này đều rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai.

> Tổng hợp các Thảo dược hỗ trợ tiểu đường
> Hướng dẫn cách sử dụng khổ qua rừng để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh