6 tác dụng phụ của khổ qua rừng bạn đã biết?

Với vị đắng đặc trưng, khổ qua rừng nói riêng và khổ qua nói chung được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu,....Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, dùng sai cách thì khổ qua rừng có thể gây ra một số tác động tiêu cực. Đặc biệt một số người, một số trường hợp sẽ không được ăn khổ qua rừng nếu không tác hại khôn lường.

> Kì tích ổn định huyết áp cơ thể với trái khổ qua rừng khô
> Dùng Trà Khổ Qua Rừng Sấy Khô hàng ngày có tốt không?

 

1. Khổ qua rừng kích thích sẩy thai

Quan niệm kiêng ăn khổ qua (còn gọi là mướp đắng)  khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa, do ông bà ta đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm. Thật vậy, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy ăn khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng trong thời gian mang thai sẽ kích thích sẩy thai. Loại trái này có chứa một số thành phần gần giống như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.

Do đó các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hay có kinh đều không được dùng khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng.

2. Khổ qua rừng gây tác dụng xấu đến khả năng sinh sản:

Nếu bạn đang muốn có em bé, hãy loại khổ qua khỏi thực đơn hằng ngày. Thật vậy những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ăn khổ qua đặc biệt là khổ qua rừng sẽ làm giảm khả năng sinh sản. Nếu ăn nhiều khổ qua sẽ là một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, vượt ngưỡng cho phép và gây hại cho cơ thể.

3. Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ:

khổ qua sống không chỉ gây khó tiêu,  phần ruột bên trong còn chứa một số thành phần có tác dụng xấu đến sự phát triển của trẻ em. Chính vì vậy, không nên cho trẻ ăn nhiều khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng còn sống.

Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua rừng trong nước nóng rồi hãy chế biến để làm giảm hàm lượng chất gây bất lợi cho trẻ.

4. Người bệnh về gan và thận không nên dùng quá nhiều khổ qua rừng:

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn khổ qua rừng, vì chúng hơi khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng không được ăn khổ qua rừng.

5. Người huyết áp thấp nên cữ ăn khổ qua rừng:

Nếu bạn bị huyết áp thấp mà ăn khổ qua rừng, nhẹ có thể say sẩm chóng mặt, nặng có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng khác từ nhiều cơ quan khác.

Vậy nên khuyến cáo khổ qua rừng chỉ nên dùng cho người huyết áp cao, huyết áp thấp bạn không nên dùng.

6. Thiếu máu tán huyết do ăn khổ qua rừng quá nhiều:

Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra nếu bạn dùng nhiều khổ qua rừng. Những triệu chứng ban đầu của trường hợp này bao gồm đau bụng, đau đầu và sốt có thể dẫn đến hôn mê. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.

Lượng độc tố trong khổ qua có thể gây ức chế lên các enzyme , gây hại cho sức khỏe.

Khổ qua rừng đặc biệt tốt nếu bạn biết cách sử dụng, và sử dụng đúng cách, còn nếu dùng sai cách sẽ có thể dẫn đến tác hại khôn lường. Trên đây shopthaoduoc.vn đã liệt kê ra những trường hợp không nên dùng khổ qua rừng, mong bạn đọc nghi nhớ. 

> Trái khổ qua rừng sấy khô được trồng theo tiêu chuẩn GACP - WHO tại Bình Định