Cách chữa trị rôm sảy ngày nắng nóng cho bé các mẹ nên biết

Khi mùa hè đến, do thời tiết nóng ẩm, nhiều trẻ nhỏ hay gặp phải tình trạng rôm sảy với những nốt đỏ li ti xuất hiện ở lưng, ngực, đầu,. Những ngày trời nắng nóng, số lượng các em nhỏ bị rôm sảy ngày càng gia tăng.

Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm. Đây là căn bệnh ngoài da nhưng nếu không biết cách chăm sóc chữa trị có thể gây ra biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, mụn nhọt hoặc nhiễm trùng da.

Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

Để “đẩy lùi” căn bệnh này, các mẹ có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị cho trẻ thay vì những loại thuốc tây. Những bài thuốc dân gian chữa rôm sảy sau đây vừa hiệu quả lại vừa lành tính, rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

> Xem thêm Kinh nghiệm cho bé ăn dặm các mẹ nên biết
> Xem thêm Những thực phẩm nếu ăn kèm với nhau có thể mất mạng bạn nên biết

Lá nha đam và dưa chuột

Lá nha đam và dưa chuột có đặc tính kháng viêm, dịu mát. Chỉ cần xoa một vài lát thịt lá nha đam hoặc vài lát dưa chuột lên vùng da bị rôm sảy của bé những vết mẩn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất trong ngày.

Lá nha đam có tác dụng làm dịu mát làn da, chữa bệnh rôm sảy cho trẻ hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền dưa chuột hoặc lá nha đam ra rồi đắp lên phần da bị rôm sảy của trẻ khoảng 10 -15 phút để những vết sần đỏ sẽ dịu đi rồi biến mất.

Vì thế, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, các mẹ nên trồng một vài cây nha đam để sử dụng khi cần thiết và chế biến được một số món ăn hấp dẫn nữa.

Lá kinh giới

Lá kinh giới tươi rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé là một trong các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra, các mẹ còn có thể phơi khô lá kinh giới để dùng dần. Lấy một nắm lá kinh giới nhỏ đun với nước để pha nước tắm cho các bé trong những ngày con bị rôm sảy.

Loại nước này giúp da bé dịu đi nhanh chóng, rôm sảy biến mất và giúp làm sạch làm da trẻ hiệu quả mà bạn không cần phải dùng xà bông hay sữa tắm để tắm cho trẻ nữa.

Mướp đắng

Mướp đắng không chỉ là một loại rau quả được sử dụng trong các bưa ăn hằng ngày mà còn được biết đến là một loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh. Một trong những bài thuốc dân gian chữa rôm sảy hiểu quà và lành tính chính là loại quả này.

Các mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội, lọc bỏ bã, lấy phần nước thu được hòa vào nước tắm cho con. Những tinh chất của mướp đắng sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu những vết rôm sảy và kích ứng da. Mùi thơm từ quả mướp đắng sẽ giúp các bé rất thích thú trong lúc tắm.

Lấy nước ép mướp đắng pha vào nước tắm để làm dịu vùng da bị rôm sảy.

Gừng tươi

Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2-3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3-5 ngày.

Bột sắn dây, rau má

Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống từng ngày.

Rễ hẹ, hành tươi

Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt .

 

Lưu ý để bé không bị rôm sảy

  • Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp
  • Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn và làn da của bé rất nhạt cảm nên trong những ngày nóng bức, bố mẹ có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch.
  • Mẹ có thể bôi phấn rôm để da trẻ thoáng mát. Tuy nhiên không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.
  • Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thoáng, rộng. Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi ở nơi không bụi, khói.
  • Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.
  • Hạn chế các thức ăn cay như: ớt, tỏi, tiêu,.. hoa quả có tính nóng như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải,..