Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đườngtiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.

Mỗi loại thực phẩm sẽ mang đến một giá trị dinh dưỡng riêng. Khi bạn biết cách lựa chọn và tuân thủ nguyên tắc ăn uống, bạn sẽ là chuyên gia dinh dưỡng cho chính bản thân mình. Bây giờ, hãy “chỉ mặt đặt tên” cho 11 loại thực phẩm “siêu hữu ích” cho ng ười bệnh tiểu đường nhé!

> Xem thêm: Khổ qua rừng sấy khô gói 250 gam chỉ 120k ship hàng tận nơi
> Xem thêm Khổ qua rừng thần dược chữa bệnh tiểu đường

1. Các loại trái cây

Không ít người lầm tưởng rằng, ăn trái cây sẽ làm tăng lượng đường huyết. Nhiều người không ngần ngại loại bỏ loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường này. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Mặc dù trái cây có lượng đường tự nhiên cao nhưng chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng dinh dưỡng khác. Một số chất như vitamin, chất xơ, chất chống oxi hóa,… rất có lợi cho người bệnh tiểu đường.

Những loại hoa quả tốt mà người tiểu đường nên ưu tiên sử dụng: Quả mâm xôi, việt quất, cherries, đào, mơ, táo, cam, lê, kiwi.

Trái cây họ cam quýt bổ sung một lượng dồi dào vitamin C. Hơn nữa nhóm trái cây này giúp cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan cao, làm chậm khả năng hấp thu đường sau khi ăn và mang đến hương vị thơm ngon cho người bệnh. Chỉ cần ăn cam, bưởi, chanh mỗi ngày bạn không còn thèm ăn các món đồ ngọt khác.

Các loại quả mọng giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng. Quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất mang hương vị thơm ngon và hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Các loại quả mọng còn bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thoát khỏi tác hại của các gốc tự do, do đó ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường.

Lưu ý khi ăn trái cây để hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng trái cây khô, đóng hộp.
  • Nên ăn đa dạng các loại trái cây, không nên ăn quá nhiều 1 loại.
  • Mặc dù là thực phẩm tốt cho người tiểu đường nhưng tuyệt đối không ăn trái cây thay bữa chính.
  • Vừa ăn vừa “nghe ngóng” phản ứng của cơ thể để điều chỉnh lượng phù hợp.
  • Không nên uống nước ép, thay vào đó là ăn cả quả.
  • Ăn tối đa 3 lần trái cây/ngày.

2. Sữa chua không đường giúp cân bằng đường huyết

Sữa chua không đường là nguồn thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày tốt cho người bệnh tiểu đường. Sữa chua cung cấp kali và vitamin D giúp chắc khỏe xương, tốt cho men răng, tăng cường sức khỏe cơ bắp. Hơn nữa, sữa chua có tác dụng giảm cân hiệu quả ở người bệnh tiểu đường bị béo phì.

3. Các loại đậu không làm tăng đường huyết

Một nửa chén đậu mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn một phần ba lượng chất xơ khuyến cáo mỗi ngày. Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh không làm tăng đường huyết lại có thể chế biến với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

4. Các loại hạt tốt cho người bệnh tiểu đường

Thói quen ăn vặt khiến bạn bị tăng đường huyết nhanh chóng. Hãy từ bỏ thói quen ăn bánh quy, kẹo ngọt, bim bim, mì ăn liền và thay thế bằng loại hạt thơm ngon, ngọt bùi như óc chó, hạch nhân,... Chúng còn là nguồn cung cấp protein, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho tim mạch.

Quả hạnh nhân có chỉ số đường huyết thấp, tức là chúng không làm tăng nhiều lượng đường trong máu. Ngoài ra, quả hạnh nhân cũng giúp giảm sự tăng lên của đường huyết sau bữa ăn.

Loại thực phẩm này có chứa nhiều calo, chất béo tốt, đạm và chất xơ, chúng khiến bạn cảm thấy no nhanh và là một loại thực phẩm lý tưởng để ăn vặt.

Mặc dù có hàm lượng chất béo khá lớn nhưng quả hạnh có thể giúp bạn giảm cân. Ngoài ra, quả hạnh cũng có chứa nhiều vitamin E, omega 3, omega 6, canxi, ma-giê và kẽm.

5. Cải xoăn giúp người bệnh tiểu đường có xương chắc khỏe

Các loại rau cải xoăn và nhiều loại rau có lá màu xanh đậm khác nên thường xuyên xuất hiện trong mỗi bữa ăn. Rau cải xoăn cung cấp một lượng lớn vitamin, giúp chắc khỏe xương và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn người bệnh tiểu đường.

6. Cá hồi rất tốt cho trí nhớ ở người tiểu đường

Nếu bạn duy trì ăn cá hồi mỗi tuần sẽ bổ sung một lượng lớn axit béo omega – 3, giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu có lợi cho người bệnh tiểu đường. Các loại cá như cá mòi, cá thu hoặc cá ngừ cũng có tác dụng tương tự. Hơn nữ, cá còn giúp ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường.

7. Khoai lang bổ sung chất xơ cho người bệnh tiểu đường

Khoai lang bổ sung vitamin C, A, kali có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một phần ăn khoai lang sẽ cung cấp khoảng 400% vitamin A được khuyến cáo hàng ngày. Bạn nên giữ cả vỏ khoai lang để đảm bảo chất xơ hòa tan tự nhiên.

8. Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp

Bánh mì trắng có chỉ số đường huyết (GI) tương đối cao, vì vậy bạn nên thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, mầm và cám ngũ cốc nguyên hạt không có sẵn trong các sản phẩm làm từ ngũ cốc chế biến. Vì vậy bạn hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung magiê, crom và folate. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, bột yến mạch là nguồn thực phẩm chứa tinh bột được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh tiểu đường.

9. Cà chua giúp chống oxy hóa

Thay bằng sử dụng nước sốt cà chua đóng chai bạn nên sử dụng cà chua tươi ngon. Cà chua có đầy đủ vitamin A, E, lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các carotenoid cung cấp cho bữa ăn của bạn đầy đủ dinh dưỡng và màu sắc đa dạng.

10. Người bệnh tiểu đường có thể ăn trứng

Trứng bổ sung protein và ít chất béo bão hòa có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều lòng đỏ trứng gà và có thể chế biến chúng ở các dạng luộc, hấp, chiên.

11. Dầu oliu, chất béo có lợi cho tiểu đường

Có hai loại chất béo tốt cho người bệnh tiểu đường đó là chất béo không bão hòa, axit béo omega 3 và chất béo không bão hòa đơn có thể giúp làm giảm cholesterol máu. Các chất béo bão hòa và chất béo trans không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên thay thể sử dụng chúng bằng các loại chất béo có lợi trên.

Dầu oliu, bơ thực vật là cái tên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên sử dụng.

Bệnh tiểu đường nên ăn kiêng như thế nào?

-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

 

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

  • Thực đơn phải gồm nhiều thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Đồng thời, nó phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất xơ, chất béo và chất đạm.
  • Lượng thực phẩm cung cấp cho cơ thể phải vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
  • Để tránh tình trạng tăng đường huyết sau ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Thực đơn hoàn hảo nhất là gồm 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ.
  • Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, tuyệt đối không được bỏ.
  • Không được thay đổi quá nhanh lượng cơ cấu và khối lượng các bữa ăn.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói hoặc quá no.

Ngay từ bây giờ người bệnh tiểu đường có thể lên thực đơn hàng ngày, chế độ ăn dành cho mình với những loại thực phẩm nên ăn và chế biến các đồ ăn kiêng thành món ăn hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng mà không lo về việc tăng đường huyết.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để giúp đỡ mọi người.