Kinh nghiệm đi chợ của mẹ bỉm sữa giúp phân biệt rau củ Trung Quốc và rau củ Việt Nam

Các loại hoa quả Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại ngày càng xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ. Để nhận biết các loại hoa quả Trung Quốc không quá khó, chỉ cần một chút tinh ý sẽ giúp chị em đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.

Vậy làm sao trở thành người nội trợ thông thái mua được những mặt hàng chất lượng đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình tránh mua phải những loại rau , củ , quả Trung Quốc chất lượng không đảm bảo bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số mẹo phân biệt rau , củ, quả Trung Quốc khi đi mua thực phẩm cho gia đình.

> Xem thêm Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe qua đôi bàn tay
> Xem thêm Những loại trái cây càng ăn càng hại sức khỏe nếu bạn không biết điều này

1. Khoai tây da vàng

Khoai tây da vàng giống Đà Lạt: có kích thước vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều, vỏ mỏng, vỏ dễ tróc ra, mắt nhỏ, ít và cạn.

Khoai tây da vàng Trung Quốc: Có độ đồng đều cao. Vỏ dày, trơn bóng, ít bị trầy xước, mắt củ to, bị sượng khi nấu chín.

2. Cà chua

Cà chua Việt Nam: quả sẽ có hình thuôn nhỏ hình bầu dục, nhiều quả có núm nhỏ, nhọn hoặc cà chua sẽ có hình tròn dẹt, méo mó; vỏ bên ngoài không bóng đẹp,có thể có đốm nám hoặc màu sắc không được chín đồng đều; hái chín trên cây nên quả cà chua thường có cuống.

          Cà chua Trung Quốc: thường có hình tròn, vỏ bóng, căng mịn trông rất bắt mắt; do được bón thuốc tăng trưởng nên thường cà chua quả sẽ rất to, đều nhau thường không có cuống.

3. Tỏi khô

Tỏi Việt Nam: củ sẽ bé hơn rất nhiều, vỏ bên ngoài sẽ không được trắng, có màu xanh hoặc thâm và củ không đều nhau; tép tỏi chụm lại với nhau, vỏ khó bóc; có vị the, thơm cay và nồng đặc trưng.

Tỏi Trung Quốc: có màu trắng và rất to, bóng mịn, kích cỡ thường đều nhau; khi bóc lớp vỏ ngoài thấy các tép tỏi không chụm lại; khi ăn có vị hơi hăng hăng nhưng lại không có mùi thơm.

4. Hành khô

Hành khô Việt Nam: Thường có vài tép trên một củ, thơm, lớp vỏ dày.

Hành khô Trung Quốc: Củ to, thường chỉ có 1 tép, màu đỏ nhạt, không thơm, vỏ mỏng.

5. Cà rốt

Cà rốt Việt Nam: có cùi, cuống lá thường còn nguyên, đôi lúc còn rễ tỏa bao quanh củ. Củ nhỏ, có màu vàng nhạt, kích thước không đều nhau, không căng láng.

Cà rốt Trung Quốc: không cùi, màu cam đậm, tươi sáng. Kích thước to, suôn và các củ khá đều. Lá thường được tỉa gọn hay cắt sạch.

6. Hành tây

Hành tây Trung Quốc: Có vỏ bóng, ít sần sùi, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. Khi cắt củ hành ra có màu trắng hơi xanh.

Hành tây Đà Lạt: Có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ trầy xước, khi cắt củ hành ra thì màu trắng.

7. Bắp cải

Bắp cải Trung Quốc: Trái nhỏ, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo.

Bắp cải Đà Lạt: Trái to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.

8. Súp lơ

Súp lơ Trung Quốc: Thường có màu xanh đậm hơn, các múi to, búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm.

Súp lơ Đà Lạt: Có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, thường có phần thân và phần bông to hơn so với lơ Trung Quốc.

9. Dâu tây

Dâu Trung Quốc: quả to , độ đồng đều cao , mềm , quả nhẵn mịn , quả chín đều , đỏ sậm cả quả khi bổ ra , không có mùi thơm.

Dâu Đà Lạt: quả to vừa phải, mềm , sần sùi , chín không đều , trên chín dưới hơi trắng , mùi vị đặc trưng chua thanh.

10. Gừng

Gừng Việt Nam thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần và nhạt hơn, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh, rất khó cạo vỏ; khó bẻ hơn, trong lõi có nhiều vân tròn, màu sắc vàng tươi; có hương vị cay đậm, đặc trưng.

Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta; vỏ sạch và láng mịn, dễ cạo vỏ; dễ bẻ đôi, vết bẻ mịn, không có vân tròn, dễ thấy lõi gừng có màu vàng nhạt, rất ít gân, xơ.

11.  Bí đỏ

Bí đỏ Việt Nam có nhiều loại, gồm bí đỏ tròn, bí hồ lô và bí đỏ bầu dục; thường có kích thước nhỏ nhưng nặng và chắc; vỏ bí sần sùi và hình dạng thường méo mó; cắt đôi quả bí có ruột đặc màu vàng tươi.

Bí đỏ Trung Quốc thường có kích thước gấp đôi bí đỏ Việt, hình dạng quả dài, vỏ bí nhẵn bóng; kích cỡ lớn nhưng cầm lên thấy nhẹ tay, ruột rỗng và nhão có màu vàng đậm.

12. Cải thảo

Cải thảo Đà Lạt có kích cỡ nhỏ hơn, bắp thon dài, đầu búp thường xoăn, bẹ lá dày và có màu trắng sáng; cầm chắc tay, các lá cuốn chặt. Khi xào hoặc luộc cải thảo Đà Lạt chín nhanh, không ra nhiều nước; khi ăn có vị ngọt nhẹ, thanh mát.

Cải thảo Trung Quốc có kích thước to, hình dạng tròn trịa hơn, lá mỏng có màu xanh đậm; đầu búp uốn vào và không xoăn, các lá không quấn chặt vào nhau; khi nấu thường lâu chín, ra nhiều nước, ăn không có vị ngọt, có mùi, hơi đắng.

13. Hồng

Hồng Việt Nam quả có hình dạng tròn, dẹt trơn (giống trứng gà), phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh; vỏ có màu nhạt và có vết thâm; kích thước quả nhỏ và không đều màu.

Hồng Trung Quốc quả tròn đều, to dẹt hơi vuông, có bốn khía; kích thước to và đều nhau; vỏ bóng đẹp, màu đỏ, cam tươi; hường không có vết xước.

Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng mà ngày nay đã có nhiều người nắm rõ thông tin về hàng Trung Quốc.Tuy nhiên do giá cả của hàng Trung Quốc thường mềm hơn và bày bán rộng khắp nên vẫn khá được ưa chuộng. Dù vậy, nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng các nguồn thực phẩm từ Trung Quốc vẫn luôn rình rập. Lời khuyên cho các bạn vẫn nên tin dùng các loại thực phẩm hay rau củ có nguồn gốc, xuất xứ sạch, rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như sức khỏe cho người thân và gia đình.