Chế độ ăn đủ chất dành cho trẻ suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là hầu như mọi ông bố, bà mẹ đều quan tâm đến vấn đề này. Vậy làm thế nào để có thể hiểu rõ hơn về nó cũng như có thể thiết lập được một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ?
Sau đây, chúng ta sẽ chia giai đoạn suy dinh dưỡng của trẻ ra làm 3 giai đoạn. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà trẻ cần bổ xung dinh dưỡng và thiết lập một chế độ ăn đủ chất khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về 3 giai đoạn này và những chế độ ăn phù hợp với 3 giai đoạn thông qua các thông tin sau:
> Cách lên thực đơn cho người bị tiểu đường
> Thực phẩm giúp tăng cơ vù vù cho người tập gym
1. Giai đoạn 1:
Đây còn được gọi là giai đoạn bào thai. Lúc này, trẻ được xem là bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Chính vì thế mà lúc sinh ra trẻ sẽ gặp phải các vấn đề về cân nặng như sinh nhẹ cân, có chiều dài ngắn. Trong giai đoạn này, trẻ suy dinh dưỡng còn có thể gặp những khả năng nguy hiểm hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của bé về sau ví dụ như sinh non.
2. Giai đoạn 2:
Đây là lúc bé bước vào khoảng từ 0 – 2 tuổi. Ở độ tuổi này, dinh dưỡng cho bé rất được xem trọng, bởi nó là nền tảng cho sự phát triển của bé về sau. Chính vì điều này mà nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này, các ông bố bà mẹ cần phải thận trọng hơn trong việc chăm sóc và thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé.
3. Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn khi trẻ bước sang thời kì tiền dậy thì và dậy thì. Ở giai đoạn này, ở các bé gái, sự hành kinh đã bắt đầu xuất hiện cho thấy sự chuyển đổi bên trong cơ thể. Ở bé trai trong giai đoạn này, sự chuyển đổi về chiều cao cũng tăng lên rõ rệt. Chính vì thế mà nếu trong giai đoạn này, các bé không có một chế độ dinh dưỡng kĩ càng, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao sau này của bé.
4. Giai đoạn bào thai:
Bởi vì lúc này trẻ em sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua mẹ, cho nên trong giai đoạn này các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý trong quá trình ăn uống để có đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Các mẹ nên săn những loại thực phẩm giàu canxi như: ngũ cốc, tôm, cua, ... và thường xuyên sử dụng các thuốc uống có chứa sắt, acid folic ... trong suốt những thời kì đầu thai kì. Không chỉ vậy, các loại ngũ cốc, thức ăn giàu dinh dưỡng và protein cũng nên góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, muối iot cũng là một loại gia vị cần phải bổ xung trong bữa ăn.
5. Giai đoạn trẻ thuộc khoảng 0 – 2 tuổi:
Ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất cho dinh dưỡng của bé chính là sữa mẹ. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ thường xuyên, nên cho bé bú cho đến tận tháng thứ 24 và cũng có thể cho bú lâu hơn. Trong thời gian đó, từ giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, bé cũng nên được bổ xung dinh dưỡng thông qua các bữa ăn dặm. Lượng thức ăn của trẻ trong giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi cũng được tăng lên về cả lượng thức ăn và số lần ăn. Lúc 5 – 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn 1 bữa bột loãng trong 1 ngày, khi bé đến tháng thứ 7 – 9, bạn hãy tăng lượng thức ăn lên thành 2 – 3 bữa cháo trong ngày. Và đến lúc bé bước sang tháng 10 – 12, bữa ăn của bé nên là 3 – 4 bữa cháo 1 ngày. Say khi bé đã đủ 1 tuổi, bữa ăn của bé nên là 4 bữa một ngày. Trong các bữa ăn của trẻ, bạn cần cung cấp các chất canxi dựa trên một số loại thực phẩm như tôm, cua, ... và đầy đủ các loại dưỡng chất khác gồm: dầu mỡ, đạm, vitamin, chất xơ, tinh bột, kẽm ...
6. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:
Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của các bé đã bắt đầu phân chia tùy thuộc vào giới tính. Chính vì thế mà lượng calo mỗi trẻ nam và nữ cần cũng trở nên khác nhau. Tuy nhiên, ở cả 2 giới tính, các bé đều cần ăn đủ 3 bữa cho một ngày với những chất dinh dưỡng như: Đạm động vật được hấp thụ từ thịt, cua, cá, ... và đạm thực vật lấy từ : giá, đậu nành, đậu xanh, .... Canxi cũng là một yếu tố luôn cần được bổ xung cho trẻ để có thể gia tăng chiều cao. Các loại thực phẩm như: thịt bò, tim, tiết, trứng, ... cũng nên được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày bởi nó cung cấp một lượng sắt dồi dào cho trẻ. Các loại vitamin có trong rau quả và trái cây cũng luôn được bổ xung trong suốt quá trình phát triển, ....
Trên đây là một vài điều về các giai đoạn ở trẻ và chế độ ăn bạn cần đảm bảo để trẻ suy dinh dưỡng có thể phát triển khỏe mạnh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết về cách lập một chế độ ăn khoa học, từ đó, đưa ra phương pháp sử dụng phù hợp nhằm đem lại một sức khỏe tốt cho trẻ.