Lý do khiến khổ qua rừng sấy khô được nhiều người bị tiểu đường sử dụng đến vậy
Nghiên cứu của Lolitkar và Rao vào năm 1962 trên những chú thỏ bị mắc bệnh tiểu đường. Ông đã chỉ ra rằng hoạt chất charantin được chiết xuất từ cây khổ qua rừng đặc biệt có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả.
> Cách tự làm trà khổ qua rừng tại nhà
> Kì tích ổn định huyết áp cơ thể với trái khổ qua rừng khô
Khổ qua rừng từ lâu đã rất quen thuộc với cuộc sống người dân Việt Nam. Trong các bữa cơm, khổ qua được các bà, các mẹ sử dụng để nấu canh, làm mắm, Đối với ngành Đông y, khổ qua rừng cũng đem lại rất nhiều lợi ích bởi những hoạt chất bên trong nó. Khổ qua rừng được biết đến như một loại dược liệu dân gian quý giá. Người ta cũng gọi nó bằng cái tên khác chính là mướp đắng rừng và có tên khoa học là Momordica Charantia. Nó thuộc loại đắng nhất trong số những loại rau quả. Khổ qua rừng có hình dạng khá giống khổ qua nhà nhưng lại có kích thước bé hơn và xanh hơn. Bên cạnh đó, khổ qua rừng thường sống trong môi trường tự nhiên nên không nhiễm các chất hóa học, chính vì thế mà có công dụng tốt cho sức khỏe hơn khổ qua nhà rất nhiều. Khổ qua rừng qua sau khi được thu hái tươi về, sẽ tiến hành đem đi sấy khô bằng phương pháp sấy để dễ dàng bảo quản mà vẫn giữ nguyên được những hoạt chất có lợi trong trái khổ qua.
Ngày nay, khi mọi người dần quen về sử dụng những loại thảo dược Đông y để chữa bệnh thì khổ qua rừng được tìm kiếm rất nhiều bởi có thể chữa được nhiều loại bệnh, đem lại một sức khỏe tốt. Trong khổ qua rừng có nhiều hoạt chất như: acid, folic protein, hàm lượng các loại vitamin A, C, E , canxi, magie, alcaloit, kẽm, … Người ta dùng khổ qua rừng để điều trị những bệnh như: hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, đào thải độc tố, giảm cân, trị cao huyết áp, tim mạch, an thần,…. Trong số những công dụng đó, nổi trội nhất phải kể đến chính là công dụng điều trị bệnh tiểu đường.
Vậy lý do nào khiến khổ qua rừng sấy khô được nhiều người bệnh tiểu đường tin dùng đến vậy? Sau đấy chính là một vài lý do:
Đầu tiên, các nghiên cứu từ nhiều năm về trước của các nhà khoa học đã nhận định rõ tác dụng trị tiểu đường của khổ qua rừng (mướp đắng rừng). Tiêu biểu có thể kể đến 2 nghiên cứu. Đó chính là Nghiên cứu của Lolitkar và Rao vào năm 1962 trên những chú thỏ bị mắc bệnh tiểu đường. Ông đã chỉ ra rằng hoạt chất charantin được trích từ quả mướp đắng rừng đặc biệt có tác dụng làm hạ đường huyết. Những chú thỏ được cho dùng dịch chiết từ quả mướp đắng rừng đã có dấu hiệu giảm lượng đường trong máu rõ rệt. Bên cạnh đó, nghiên cứu vào năm 1981 của Ungsurungsie và Visarata lại lần nữa khẳng định tác dụng của khổ qua rừng đối với người bệnh tiểu đường. Thí nghiệm này không nhằm vào hoạt chất charantin mà đã chỉ ra dịch tiết trong khổ qua rừng đã giúp làm tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin, từ đó làm hạn chế hấp thu glucose của cơ thể góp phần điều trị bệnh tiểu đường. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc Australia và Đức cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong khổ qua rừng (mướp đắng rừng) có 4 loại hoạt chất có tác dụng đáng kể được sử dụng trong việc thúc đẩy các enzyme vận chuyển glucose từ trong mạch máu đến các tế bào trong cơ thể. Và một vài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra kết quả rõ rệt tác dụng của hoạt chất có trong khổ qua rừng đối với tình trạng đái tháo đường.
Không chỉ vậy, khổ qua rừng (mướp đắng rừng) cũng đã được nhiều tạp chí khoa học nêu danh về tác dụng điều trị tiểu đường. Vào năm 2008, tạp chí “Hóa học và Sinh học” đã đăng bài chỉ ra rằng khổ qua rừng có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng khả năng hấp thụ glucozo của các tế bào trong cơ thể, bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể cải thiện sự dung nạp lượng glucose. Không chỉ trong nước mà còn ở 1 tạp chí nước ngoài tên là Journal of Ethnopharmacology cũng đã nêu ra rằng nếu bạn sử dụng thường xuyên hằng ngày với liều lượng 2000 mg khổ qua rừng thì tác dụng của nó cũng sẽ làm giảm huyết áp đáng kể cho người bệnh tiểu đường loại 2.
Vào năm 2007, ở Philippines, bộ y tế cũng đã đưa ra nhận định 100 mg hoạt chất chất charantin có ở trong khổ qua rừng có thể so sánh bằng với 2.5 mg thuốc tiểu đường glibenclamide được sử dụng ngày 2 lần của bệnh nhân tiểu đường.
Đối với Đông y, khổ qua rừng (mướp đắng rừng) là loại dược liệu có tính hàn, vị đắng, không độc, nó đem lại nhiều tác dụng tích cực giúp cơ thể tăng tiết, thúc đẩy hoạt động chuyển hóa đường trong máu xảy ra nhanh hơn.
Để sử dụng khổ qua rừng sấy khô trị bệnh tiểu đường người sử dụng có thể dùng nó để nấu thành trà hoặc nếu không thích vị đắng của khổ qua, có thể sử dụng nó ở dạng viên uống.
Trên đây chính là vài lý do cụ thể khiến bạn hiểu hơn về công dụng của khổ qua rừng sấy khô đối với bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loại thảo dược này, từ đó giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.
> Đặt mua khổ qua rừng sấy khô làm quà tặng người thân - Người cao tuổi giao hàng tận nhà