Tử vong vì nặng mụn

Nếu đã từng trải qua độ tuổi thiếu niên, có lẽ bạn sẽ không lạ gì những ngày tháng chiến đấu với mụn: Bạn bắt đầu nhận thấy một vết sưng hình thành trên trán, dưới cằm hay thậm chí ngay trên mũi. Sau đó, chúng phát triển thành các đầu mủ màu trắng. Một vài người cảm thấy điều này thật mất thẩm mĩ và họ bắt đầu nặn chúng. Mặc dù các bác sĩ da liễu luôn khuyên rằng đừng bao giờ làm điều đó, mỗi ngày bạn vẫn có thể nặn một vài đầu mụn

Thêm vào đó, đa số các lần nặn mụn diễn ra rất bình thường khiến chúng ta chủ quan. Thực ra, đó là một trò chơi may rủi mà bạn không hề biết. Mỗi lần nặn mụn có thể để lại cho bạn những vết sẹo hoặc tệ hơn là nhiễm trùng. Khi bạn nặn mụn, thực chất là bạn đang cố gắng làm vỡ lớp da của mình. Lớp da bị xé rách tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vết thương. Nếu không may, nó sẽ để lại một vết sẹo, nhiễm trùng khiến bạn ốm nặng hoặc thậm chí tử vong.

Nguyên nhân tử vong được xác định là do bệnh nhân nặn mụn không đúng cách, dẫn đến nhiễm trùng và sinh ra mụn đinh râu. Quá trình nặn mụn không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng máu và tử vong.

> Xem thêm Trào lưu làm đẹp bằng tinh trùng của chị em khiến các chàng kiệt sức
> Xem thêm Cách làm trắng da của gái quê

1. Các loại mụn nguy hiểm

Mụn đinh râu là gì?

Đinh râu là một loại mụn độc, thường xuất hiện ở vùng quanh miệng (môi và mép). Đinh râu có thể gây biến chứng lan vào các xoang mặt, làm viêm tắc các tĩnh mạch trong não hoặc nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm. Biến chứng nghiêm trọng của đinh râu có thể dẫn đến tử vong nếu như không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. T hậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân sinh ra mụn đinh râu

Mụn đinh râu thường sinh ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, tùy theo cơ địa, mụn đinh râu cũng có thể mọc tự phát trên cơ thể.

Cách nhận biết mụn đinh râu

- Cảm thấy trên mép có vết sưng đau, nhìn vào thấy đỏ, sau đó mưng mủ và có ngòi như đầu đinh.

- Mụn tấy đỏ và tạo cảm giác đau nhức. Sờ vào vùng xung quanh thấy nóng.

- Trường hợp mụn nặng, cơ thể có thể bị sốt cao trên 40 độ, mệt mỏi và tinh thần bất an.

Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo thời gian và nặng dần, gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp nhọt càng ngày càng sưng to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị khi gặp mụn đinh râu

- Khi mới phát hiện vết sưng đỏ, chưa có mủ: Dùng bông chấm cồn iod 1-3% lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày. Sau đó, sử dụng kem bôi đặc trị để ngăn chặn ngay sự phát triển của mụn.

- Khi đinh râu đã có mủ, đau nhức: Đến cơ sở y tế khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Trong trường hợp không có biểu hiện nghiêm trọng, hãy đợi vài ngày cho mụn “chín”, tự vỡ và dùng bông y tế thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài. Sau đó, rửa lại bằng cồn iod, tránh cọ xát làm xước vùng mụn vừa được tháo mủ. Tuyệt đối không được tự ý nặn loại mụn này, sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

- Vì sự nguy hiểm do mụn đinh râu gây ra nên ngay cả nam giới cũng cần cố gắng giữ gìn vệ sinh đúng cách. Rửa mặt thường xuyên, dùng sữa rửa mặt, kem cạo râu thích hợp với từng loại da, khi bị mụn trứng cá tuyệt đối không tự ý nặn mụn. Khi bị tổn thương vùng hàm mặt cần xử lý sát khuẩn.

Ngoài ra còn có các loại mụn nguy hiểm khác như:

 - Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.

 - Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.

 - Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Tuyệt đối không nặn mụn vùng tam giác nguy hiểm này

2. Những sai lầm khi chăm sóc da mụn

Việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩm kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn…

Tự ý mua và sử dụng thuốc trị mụn không có chỉ dẫn của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân làm mụn lâu khỏi hơn. Không phải loại thuốc trị mụn nào cũng an toàn với da và trị được tất cả các loại mụn. Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc trị mụn kém chất lượng, chứa thành phần độc hại gây kích ứng da, bào mòn, viêm nhiễm nặng.

 Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.

Không tự ý nặn hoặc gãi vùng sưng đỏ để tránh bị nhiễm trùng, khiến cho mụn bị nặng thêm. Đặc biệt không tự ý đắp các loại lá trực tiếp lên chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa hoặc nhiễm trùng, dẫn đến bội nhiễm, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Khi mụn mủ đã chín, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tháo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo chế độ vô khuẩn, vô trùng.

Nên đặc biệt lưu ý với những mụn quá lâu không có dấu hiệu khỏi, không thể tự vỡ và nằm sâu dưới lớp da. Đặc biệt là khối mụn mềm ở giữa, xung quanh có nền xâm nhập cứng thì bạn nên cảnh giác bởi vì nó có thể là biểu hiện của ung thư da. Ung thư da là một loại bệnh xuất hiện rất từ từ kèm theo các dấu hiệu cảnh báo là sự thay đổi màu sắc bất thường ở da, nổi sần và hình thành u cục… Khi đó phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra.

3. Cách nặn mụn an toàn

- Khi mụn mới hình thành, tuyệt đối không dùng tay sờ lên nốt mụn, bởi điều đó sẽ khiến vùng da mụn nhiễm khuẩn nặng hơn.

- Khi mụn chín (xuất hiện đầu trắng, hơi ngả vàng) thì có thể tiến hành nặn mụn.

- Đầu tiên, rửa mặt thật sạch sẽ, nếu có điều kiện nên xông hơi da mặt.

- Tiếp đó, rửa tay bằng xà phòng diện khuẩn và sát trùng dụng cụ nặn mụn bằng nước sôi. Tuyệt đối không nặn mụn bằng móng tay hay ngón tay.

- Nặn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Cần lấy sạch hết cồi mụn. Sau khi lấy sạch cồi thì sẽ chảy dịch và máu, dùng bông gòn sạch lau sạch.

- Cuối cùng rửa sạch mặt với nước.

Có thể bạn sẽ hỏi rằng chúng ta cần xử lí như thế nào với những nốt mụn? Biện pháp tốt nhất vẫn là phòng tránh. Giữ vùng mặt và bên trong mũi của bạn luôn sạch sẽ. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ. Tăng cường ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu, việt quất… để ngừa mụn. Uống mật ong và chanh nóng mỗi sáng cũng là một cách để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và ngừa mụn hết sức hiệu quả. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giảm được sự phát triển của mụn. Nếu mụn vẫn xuất hiện, tốt nhất bạn hãy để chúng tự nhiên phát triển cho đến khi nhân mụn se lại và trồi lên. Lúc này bạn có thể nặn chúng ra. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn đã rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Quan trọng hơn cả, nếu phát hiện ra bất kì một dấu hiệu nhiễm trùng nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ.