Hướng dẫn cách dùng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu

Bạch chỉ chữa đau đầu, cảm mạo:

Bạch chỉ (Radix Angelica) là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ (angelica dahurica Benth. et Hook) hoặc của cây xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem). Đông y coi bạch chỉ là những vị thuốc có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng.

> Bạn đã biết lá đinh lăng giúp chữa co giật ở trẻ nhỏ chưa?
> Mẹo vặt chữa các bệnh thông thường không cần dùng thuốc

Thường bạch chỉ được dùng làm thuốc giảm đau, chữa đau đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.

Ngày dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1 - 2g.

Hoa cúc chữa các chứng đau đầu, đau mắt, cao huyết áp:

Theo tài liệu cổ, hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu, mục, giảng hỏa, giải độc.

Hiện nay, cúc hoa được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa các chứng đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt. Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống.

Liều dùng 9 - 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài rửa, đắp mụn nhọt.

Kinh giới chữa đau đầu, phát sốt, cảm mạo:

Theo tài liệu cổ kinh giới vị cay, tính ôn, vào 2 kinh phế và can. Có tác dụng phát biểu khá phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt, tán ứ phá kết.

Kinh giới được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, họng sưng đau, nôn mửa, đổ máu cam, đi lỵ ra máu, băng huyết.

Liều dùng hằng ngày là 6 - 12g dưới dạng sắc thuốc hay tán bột.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)