Bật mí 5 tác dụng trị bệnh từ củ su hào ít người biết tới

Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thỏ, calci, phospho, sắt, vitamin C, axit nicotic. Lá có thể làm thuốc.

> Bạn đã biết công dụng giải cảm và trị mất ngủ từ hành tây chưa?
> Hoa thiên lý vừa ngon miệng lại rất tốt cho sức khoẻ - Tổng hợp các bài thuốc từ hoa thiên lý

Tác dụng của củ su hào giúp hóa đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.

Cách dùng của su hào: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi.

Kiêng kị: Ăn nhiều hao khí tổn huyết.

Chữa trị: Nếu bị đờm nhiều, có thể dùng thân hoặc lá su hào cắt miếng, xào dầu vừng. Nếu bị nhọt độc, su hào giã nát đắp chỗ đau cũng có tác dụng rất tốt.

Su hào chữa đờm nhiều thở gấp:

Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn. Ngày một đến hai lần. Hoặc su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi.

Bụng lạnh nhiều đờm:

Dùng su hào đun với thịt dê ăn.

Tì hư hỏa vượng, miệng khô, khát:

Dùng su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống.

Âm nang sưng to:

Su hào, thương lục cắt miếng, giã nát như đắp bên ngoài.

Nhọt độc không rõ nguyên nhân:

Su hào giã nát như đắp chỗ đau. Uống nước ép sau khi giã nát su hào.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)