Công dụng điều trị tiểu đường của khổ qua trong y học cổ truyền.
Khổ qua là một loại thảo dược, thực phẩm có vị rất đắng là một loại thức ăn được đánh giá là rất khó ăn đối với nhiều người tuy nhiên nó vẫn được ưa chuộng sử dụng rất nhiều. Đó chính là bởi vì những lợi ích to lớn mà nó đem lại, không những cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà một trong những tác dụng được nhiều người quan tâm nhất của khổ qua đó chính là điều trị bệnh tiểu đường.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, đó là một loài cây dây leo mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chính vì vị đắng thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả đã làm nên điểm đặc biệt của nó. Trái khổ qua khi còn sống có màu xanh, hình thoi có nhiều u lồi, khi chín sẽ chuyển sang màu vảng đỏ. Khổ qua có nhiều các chế biến và cũng như có rất nhiều công dụng khác nhau trong cả nấu nướng và y học.
> Giảm cân nhờ khổ qua rừng có thật hay chỉ là lời đồn thổi
> Giải mã cơ chế điều trị tiểu đường của khổ qua rừng
Như đã nói ở trên khổ qua có rất nhiều công dụng trong ngành y học bởi vì trong khổ qua có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người có thể kể đến như: Các khoáng chất như kali, canxi, magie,…, Các loại Vitamin,… Chính vì những thành phần trên mà khổ qua đã được chứng minh là có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Một số lợi ích của việc sử dụng khổ qua như: Thanh nhiệt, giải độc, Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, Phòng chống ung thư, Hỗ trợ tiêu hóa, Tăng cường khả năng miễn dịch, Cải thiện thị lực,… Không những vậy trong khổ qua còn chứa 3 loại hợp chất rất đặc biệt đó chính là: Charantin, Polypeptide, Phytonutrient, đây là những hợp chất có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Chính vì vậy khi bị mắc bệnh tiểu đường đã có rất nhiều người tìm đến khổ qua để điều trị. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được công dụng của khổ qua, bài viết này nhằm cung cấp cho mọi người đầy đủ kiến thức về công dụng, cách sử dụng khi sử dụng khổ qua để mọi người có thể sử dụng khổ qua một cách hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những công dụng của khổ qua đối với người bị bệnh tiểu đường:
I. Công dụng của Khổ Qua Rừng:
1. Tăng cường bài tiết insulin:
Khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ không thể tự sản xuất insulin, khi đó mướp đắng sẽ giúp sản sinh ra lượng insulin cần thiết cho cơ thể bằng cách phục hồi tuyến tụy. Từ đó giúp làm ổn định lượng đường có trong máu.
2. Phục hồi tình trạng kháng insulin:
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hợp chất glycosides axit oleanolic trong khổ qua có tác dụng đảo ngược kháng hay phòng tránh insulin, giúp cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
3. Giúp giảm lượng glucose có trong máu:
Nhờ vào 2 hợp chất charantin và momordicin có trong khổ qua góp phần tạo điều kiện thuận lời cho quá trình trao đổi chất glucose trong cơ thể, thông qua quá trình này có thể làm giảm lượng đường trong máu.
4. Tiêu hóa carbohydrate sau bữa ăn:
Các hoạt chất trong khổ qua có vai trò ức chế các enzyme tham gia phá vỡ các Disaccarit và Monosaccarit ( đây là những loại cacbohydrate không thể thủy phân được). Ngoài ra, khổ qua còn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển glucose, giúp phòng chống lượng đường tăng đột ngột sau bữa ăn.
5. Chống oxy hóa:
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao từ đó dễ gây ra các bênh liên quan đến oxy hóa trong cơ thể như bệnh thận, đau tim, mù lòa, đột quỵ,… Chất trong oxi hóa có trong khổ qua sẽ giúp phục hồi tế bào bị tổn thương từ đó ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đối với người sử dụng khổ qua để trị bệnh tùy vào khẩu vị và tình trạng bệnh mà có thể chọn cách để chế biến và sử dụng khổ qua sao cho phù hợp. Sau đây là những cách sử dụng khổ qua phổ biến:
II. Cách dùng Khổ Qua Rừng:
1. Ăn sống:
Khi ăn nên sử dụng những trái khổ qua nhỏ tuy vị sẽ đăng hơn tuy nhiên lại có hàm lượng dược liệu lớn hơn và khi ăn rất mát, giòn ngon. Khi sử dụng nên rửa sạch và bỏ vỏ, sau đó thái lát và sử dụng như một loại rau.
2. Chế biến thành các món ăn:
Khổ qua có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác để có thể làm giảm đi độ đắng cũng như tăng thêm gia vị cho các món ăn. Ngoài ra khổ qua còn có thể ép lấy nước hoặc xay thành sinh tố để uống.
3. Sử dụng trà khổ qua:
Trà khổ qua có thể sử dụng hằng ngày thay cho các loại trà xanh, trà hoa cúc,… Đây là một cách đơn giản nhưng mà rất thuận tiện.
Trên đây là những công dụng của khổ qua trong việc điều trị tiểu đường và những cách sử dụng khổ qua sao cho phù hợp. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đủ những kiến thức cần thiết, từ đó có thể sử dụng loại thảo dược này đúng cách để đem lại tác dụng điều trị bệnh cao nhất cho bản thân hoặc những người xung quanh.