Mướp đắng rừng (khổ qua rừng) điều trị huyết áp cao tiểu đường
Mướp đắng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết mướp đắng rừng ăn còn ngon hơn mướp đắng thường và lại có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường và huyết áp nữa đấy. Bài viết sau đây xin giới thiệu với quý vị và các bạn cây mướp đắng rừng, một loại thảo dược đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
> Những thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường khác
> Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?
Bên trái là khổ qua rừng - bên phải là khổ qua thường.
1. Phân biệt mướp đắng rừng (khổ qua rừng) và mướp đắng nhà:
Mướp đắng rừng là tên ngoài bắc người ta hay gọi, còn ở miền Trung trở ra, người ta gọi là Khổ qua rừng. Mướp đắng còn có nhiều tên khác được ghi chép trong tài liệu y học cổ truyền như: Cẩm Lệ Chi, Lại Bồ Đào, Hồng Nương Cô, Lương Qua, Mướp Phủ, Chua - Hao. (Cách gọi của dân tộc Mường ở Thanh Hóa).
a. Mô tả cây:
Cây Mướp đắng rừng thuộc họ dây leo, phần thân góc cạnh chứ không tròn như các loại dây leo khác. Phần ngọn của mướp đắng rừng hơi có lông tơ. Các lông tơ này giúp cây cảm nhận tốt hơn về môi trường xung quanh để leo bám chắc lên các cây khác. Lá của mướp đắng rừng cũng giống như mướp đắng nhà, nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ tầm 4-6cm, mặt dưới của lá màu xanh nhạt còn mặt trên màu xanh đậm do tiếp xúc với ánh nắng. Trên gân lá có ít lông ngắn. Hoa mọc ra từ kẽ lá, mọc đơn độc, có cuốn hoa dài, cánh hoa có màu vàng nhạt. Trên cùng một cây có cả hoa đực và hoa cái, hoa được thường mọc ra trước và tỉ lệ hoa đực cũng nhiều hơn gấp 4-6 lần hoa cái. Quả mướp đắng rừng (khổ qua rừng) hình thoi, hơi tròn, kích thước nhỏ hơn rất nhiều quả mướp đắng thường. Quả chỉ to như trứng cút, ngày nay khổ qua rừng được đưa về trồng và lai tạo nên quả cũng lớn hơn, to bằng quả trứng gà, nhồi được thịt nấu canh. Hạt khổ qua rừng khi chín có một lớp màng màu đỏ nhớt như màng gấc bao bọc để bảo vệ hạt. Đặc điểm mướp đắng rừng rất nhanh chín, nhiều khi ta hái quả mướp đắng rừng còn xanh, chỉ để 1-2 hôm là quả tự chín và nổ bung ra, lộ phần hạt được bọc màng đỏ bên trong.
b. Phân bố và thu hái:
Mướp đắng rừng (khổ qua rừng) được tìm thấy mọc hoang từ Bắc vào Nam. Được phát hiện và ưa chuộng bởi trái ăn rất ngon, đắng nhưng mùi vị thanh mát và thơm hơn rất nhiều mướp đắng thường. Ngày nay lại càng được ưa chuộng và trồng rộng rãi để lấy quả làm thực phẩm và làm trà phục vụ cho người tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao. Cây cho hoa và kết trái tất cả các mùa trong năm.
Tại các nước Trung Quốc (chỉ ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô) và một số nước châu Á như: Ấn Độ. Malaixia, Thái Lan, Philipin cũng tìm thấy mướp đắng rừng mọc hoang.
Lá mướp đắng rừng cũng là một món đặc sản, thường hái cả lá và ngọn mướp đắng rừng để bỏ vào nồi lẫu, ăn kèm với trái mướp đắng nhồi thịt như một loại rau xanh.
c. Thành phần hóa học
Quả được phát hiện có chứa một số loại glucozit đắng gọi là monmocdixin. Ngoài ra trong quả còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin B1,C, adenin, batain, protein,...hàm lượng cao.
Hạt có chất dầu và một số chất đắng khác chưa xác định.
2. Lợi ích của mướp đắng rừng (khổ qua rừng)
Mướp đắng rừng dùng để biến các món đặc sản có một không hai, ăn là ghiền, có thể kể đến như: Mướp đắng rừng xào thịt, Lẫu mướp đắng rừng cá thác lác, Mướp đắng rừng chà bông ăn lạnh,... Ăn mướp đắng rừng không chỉ thanh mát cơ thể mà còn giúp chữa ho, nóng sốt, một số tác dụng khác được shop thảo dược tổng hợp dưới đây:
- Tác dụng hạ huyết áp (được kiểm chứng và phản hồi từ nhiều người cao tuổi)
- Tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan (dùng liều lượng vừa phải)
- Tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (được kiểm chứng và phản hồi từ nhiều khách hàng).
- Lá mướp đắng rừng dùng làm nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy rất tốt.
Hạt mướp đắng rừng cũng được dùng làm thuốc, ngày dùng 3g hạt khô dưới dạng thuốc sắc. Tại nhiều quốc gia khác, người ta cũng dùng mướp đắng rừng để làm thuốc. Có thể kể ra như Poocto-Rico (Gần Cuba - Châu Mỹ) người ta dùng mướp đắng để làm thuốc trị tiểu đường. Tại Ấn Độ, sử dụng nước ép của lá mướp đắng rừng dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật và trị giun.
3. Cách dùng mướp đắng rừng (khổ qua rừng) làm thuốc
Cây mướp đắng rừng có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được.
- Dùng tươi: Lá và dây để nấu canh hoặc làm nước tắm trẻ em rất tốt.
- Dùng khô: Lá, quả phơi khô để làm trà và bảo quản được lâu. Liều dùng: 20g/ngày có thể sắc uống hoặc pha trà cho tiện.
4. Địa chỉ bán mướp đắng rừng tại tp Hồ Chí Minh và toàn Quốc
Hiện quả mướp đắng rừng khô (khổ qua rừng khô) đang được bán tại shopthaoduoc.vn với giá ưu đãi:
- Quả khổ qua rừng khô: 440k/kg.
Các bạn có nhu cầu đặt mua hãy liên hệ với chúng tôi qua số ĐT: 0901 94 9898 hoặc đặt hàng online trên website bằng cách nhấp và nút