Sưu tầm 6 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ rau bợ lưu truyền trong dân gian

Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, thuỷ tần, mọc hoang ở khắp nơi, chỗ ẩm thấp như bờ ao, đầm, ruộng trũng. Toàn thân dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Rau bợ có vị ngọt, tính hàn và không độc.

> Bài thuốc dùng Bạch chỉ kết hợp Xuyên khung chữa hôi miệng, sốt rét hiệu quả
> Bài thuốc dân gian chữa cảm sốt từ rau nhút

Rau bợ giúp giải nhiệt:

Lấy 18 - 20g rau bợ tươi, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt pha với 1 tô nước, chia làm 3 uống trong ngày.

Rau bợ chữa bí tiểu, nước tiểu nóng:

Lấy cả cây cỏ bợ khoảng nửa ký, đem phơi khô rồi sắc với 3 chén nước cho cô lại còn 1 chén, chia làm 3 lần để uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Rau bợ trị bệnh bạch đới:

Lấy 20g rau bợ khô sắc với 3 chén nước cho cô lại còn 1 chén, chia làm 3 uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ. Ngoài ra dùng 50g rau bợ khô nấu với một nồi nước, đó nguội rồi rửa của mình.

Rau bợ trị sưng vú:

Dùng một nắm rau bợ tươi, giã nhuyên hòa với một ít nước, lọc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần, bã dùng để đắp vào vùng vú.

Rau bợ chữa trị tắc sữa:

Lấy 20g rau họ khô, sắc với nước cho cô lại còn 1 chén chia ra làm 2 uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ, bã còn lại lúc còn nóng chườm vào vùng vú, vuốt từ trên xuống.

Rau bợ trị phỏng:

Dùng một nắm lá rau bợ tươi, giã nhuyễn đắp lên chỗ phỏng.


 Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)