Hướng dẫn cách dùng dâu tây hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu, xơ cứng động mạch
Dâu tây chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Vào khoảng thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ, quả dâu được bày bán rộng rãi. Quả dâu thường dùng để ăn sống, ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho mùa nóng. Ngoài ra quả dâu còn có cách chế biến rất đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, hay còn gọi là trà tang thầm.
> Rau má giúp chữa bệnh ung thư, bạn đã biết?
> Lá tía tô có công dụng gì? Cách xông lá tía tô - Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô?
Công dụng của quả dâu tây:
Dâu tây thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu thoáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn... Dâu tây còn có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm giảm hoạt tính lên men của Na, K ở màng hồng cầu giúp cân bằng quá trình sản nhiệt của cơ thể.
Dâu tây giúp giảm mỡ máu, phòng xơ cứng động mạch:
Axit béo trong dâu có tác dụng phân giải mỡ, giảm thiểu mỡ máu, phòng trừ xơ cứng động mạch.
Dâu tây giúp tốt cho tóc, dưỡng da, chống lão hóa:
Quả dâu có tác dụng cải thiện da, (bao gồm cả da đầu), cung ứng máu, dinh dưỡng cho da, khiến cho da luôn được cải thiện, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.
Dâu tây giúp tốt cho mắt:
Thường xuyên ăn quả dâu giúp mắt luôn khỏe mạnh, giảm chứng mỏi mắt khi làm việc lâu.
Dâu tây giúp thúc đẩy tiêu hóa:
Quả dâu có tác dụng bổ sung dịch vị thiếu, tăng cường sức tiêu hóa cho dạ dày. Khi vào đường ruột nó kích thích niêm mạc, tăng cường công năng nhu động ruột.
Lưu ý trước khi dùng dâu tây:
Không nên ăn quả dâu xanh, không được ăn quả dâu cùng với trứng vịt, trẻ em không nên dùng nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường, người phế hư, đi ngoài không được ăn.
Khi dùng cao dâu cấm không được dùng thìa sắt, khi dùng nên chọn đồ sứ.
Vì quả dâu tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không nên dùng trà tang thầm. Khi pha trà này tuyệt đối không dùng ấm bằng kim loại.
Thích hợp đối với người bệnh gan thận, âm huyết, người đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, suy nhược thần kinh, mất ngủ, người trẻ bạc tóc sớm.
Thích hợp với sản phụ huyết hư, bí tiện, người sau khi bị ốm cơ thể suy nhược, người già nóng trong, bí tiện...
Theo: Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên - Cây Thuôc Nam (Nhà Xuất Bản Thanh Hóa)