Top 7 mẹo vặt hay chữa cảm mạo hiệu quả thấy rõ
Hành chữa cảm mạo:
Hành 3 - 5 cọng, trụng qua nước sôi, băm nhuyễn, bọc trong vải mùng, vắt ra hết nước, lấy nước hành trộn với một lượng nước tương ứng, dùng uống trước khi đi ngủ. Phương pháp này đối với việc chữa cảm mạo hiệu quả thấy rõ.
Vỏ đậu phộng - đầu hành chữa cảm mạo:
Vỏ đậu phộng 20 quả, đầu hành (cả rễ) 3 cọng, rửa sạch, cho vào chảo, đổ nước vừa đủ, đun thêm 15 phút kể từ lúc sôi, lấy nước, uống ngày lúc nóng, mặc thêm áo, đắp chăn kịp thời, cho đầu mình vã ra ít mồ hôi. Nếu có tức ngực, buồn nôn, thêm gừng tươi 4 lát nấu chung. Khi có đau họng, ho thêm vài lát lê.
> Mẹo vặt dân gian chữa ho tại nhà
> Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu tràm cho bé
Ngâm chân nước nóng chữa cảm mạo:
Mặc áo ấm, đổ nước mới đun sôi vào thau rửa chân, đưa đôi chân xông hơi nóng, từ từ đưa chân ngâm trong nước ấm, lưu ý không được gây phỏng, chờ đến khi đôi chân hoàn toàn ngâm trong nước nóng, người bệnh sẽ vã mồ hôi dầm dề, rất thoải mái. Tuy nhiên, sau khi vã mồ hôi cần lưu ý tránh nhiễm lạnh, còn phải siêng lau mồ hôi.
Coca cola chữa cảm mạo:
Gừng tươi 30g, gọt vỏ, băm nhuyễn, cho vào Coca cola (lượng dùng 1 lon), đun sôi bằng nồi nhôm, uống ngày lúc nóng, chữa cảm mạo, còn chữa các chứng trẻ tức ngực; buồn nôn; chán ăn; kén ăn.
Củ hành - tỏi chữa cảm mạo:
Củ hành và tỏi, mỗi thứ 50g, sau khi băm nhuyễn chứa trong keo, người bệnh thay phiên dùng miệng và mũi hướng ngay miệng keo hít thật nhiều mùi củ hành và tỏi. Hằng ngày thực hiện 3 - 4 lần, mỗi lần 10 - 15 phút. Phương pháp này đối với cảm cúm; viêm họng, viêm amiđan, viêm phổi; ho gà đều rất có hiệu quả.
Phương pháp đơn giản chữa cảm mạo phong hàn:
Triệu chứng chính của cảm mạo phong hàn là: ớn lạnh, phát sốt; không mồ hôi; rêu trắng... có thể chữa trị bằng cải bắp. Cách làm: Dùng một lượng cải bắp, hành vài cọng, đổ nước vừa đủ để sắc, nêm đường trắng thì dùng, hành có thể thay bằng củ cải.
Xoa mũi dự phòng cảm mạo:
Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải kẹp vào sóng mũi, xoa bóp lên xuống dọc đường sống mũi, kéo xuống đến đầu mũi hai bên 50 - 60 lần; khi xoa chú ý tập trung, dùng sức ngón tay vừa đủ, không quá sức và quá gấp; mỗi sáng và chiều 1 lần. Xoa bóp thường xuyên, đối với việc phòng ngừa cảm mạo và viêm mũi có hiệu quả thấy rõ.
Nguồn: MẸO VẶT DÂN GIAN (NHIỀU TÁC GIẢ)
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN